Chủ Động Sản Xuất Cây Giống Phục Vụ Trồng Rừng

Nhằm chủ động nguồn giống phục vụ công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị tích cực xây dựng các nguồn giống.
Đến nay, các đơn vị đã xây dựng được 22 nguồn giống cây lâm nghiệp, trong đó: 7 lâm phần tuyển chọn sến mật, vẹt, trang, đước, thông Cariber... với diện tích 463,7 ha; 9 rừng giống chuyển hóa thông nhựa, lát hoa, lim xanh, mỡ, trám trắng, keo tai tượng, diện tích 87,27 ha; 1 rừng giống keo tai tượng, diện tích 10 ha; 2 vườn cung cấp hom phi lao dòng TT2.6, TT2.7, diện tích 0,9 ha... Hàng năm, thu hái hơn 4.000 kg hạt giống đưa vào sản xuất gieo ươm.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh xây dựng hệ thống sản xuất, kinh doanh giống lâm nghiệp trên địa bàn theo hướng kết hợp hài hòa giữa vườn ươm tập trung quy mô lớn với vườn ươm vừa và nhỏ trên địa bàn các huyện và đã xây dựng được 38 vườn ươm, quy mô 23,8 ha, đang triển khai xây dựng 1 Trung tâm Nuôi cấy mô tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa. Công suất của các vườn ươm đạt trên 35 triệu cây giống lâm nghiệp các loại/năm, cơ bản đáp ứng nhu cầu trồng rừng trong tỉnh.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132563/Chu-dong-san-xuat-cay-giong-phuc-vu-trong-rung
Có thể bạn quan tâm

Nếu như ở các nước Brazil, Thái Lan… trong canh tác mía, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 80 - 90% thì tại Việt Nam, tỉ lệ cơ giới hóa hiện chỉ ở mức 10 - 20%, chủ yếu ở khâu làm đất.

Cùng với hệ thống sông, suối do thiên nhiên ban tặng, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có rất nhiều ao, hồ, đập, nhất là hồ chứa của hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi chính là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đối với khai thác, sau thời gian biển động, thời tiết trên các vùng biển tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, hải sản xuất hiện nhiều ngay từ đầu mùa vụ mới nên ngư dân các địa phương đã đồng loạt ra khơi.

Như vậy, để được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, các vùng nuôi cá da trơn của Việt Nam phải nâng cấp để đạt tiêu chuẩn giống như các vùng nuôi cá hiện nay ở Mỹ đang áp dụng.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, nhiều chủng virus cúm gia cầm đang bùng phát, gây bệnh trên gia cầm và lây lan sang người, đang có nguy cơ lây lan, đe dọa tới ngành chăn nuôi và sức khỏe người dân trong nước.