Chủ Động Sản Xuất Cây Giống Phục Vụ Trồng Rừng

Nhằm chủ động nguồn giống phục vụ công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị tích cực xây dựng các nguồn giống.
Đến nay, các đơn vị đã xây dựng được 22 nguồn giống cây lâm nghiệp, trong đó: 7 lâm phần tuyển chọn sến mật, vẹt, trang, đước, thông Cariber... với diện tích 463,7 ha; 9 rừng giống chuyển hóa thông nhựa, lát hoa, lim xanh, mỡ, trám trắng, keo tai tượng, diện tích 87,27 ha; 1 rừng giống keo tai tượng, diện tích 10 ha; 2 vườn cung cấp hom phi lao dòng TT2.6, TT2.7, diện tích 0,9 ha... Hàng năm, thu hái hơn 4.000 kg hạt giống đưa vào sản xuất gieo ươm.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh xây dựng hệ thống sản xuất, kinh doanh giống lâm nghiệp trên địa bàn theo hướng kết hợp hài hòa giữa vườn ươm tập trung quy mô lớn với vườn ươm vừa và nhỏ trên địa bàn các huyện và đã xây dựng được 38 vườn ươm, quy mô 23,8 ha, đang triển khai xây dựng 1 Trung tâm Nuôi cấy mô tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa. Công suất của các vườn ươm đạt trên 35 triệu cây giống lâm nghiệp các loại/năm, cơ bản đáp ứng nhu cầu trồng rừng trong tỉnh.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132563/Chu-dong-san-xuat-cay-giong-phuc-vu-trong-rung
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/10/2014, đã có 08/41 nhà máy đường đi vào sản xuất. Các nhà máy đã ép được 416 nghìn tấn mía, sản xuất được 36,8 nghìn tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng múa ép tăng 64 nghìn tấn, lượng đường tăng 7,1 nghìn tấn.

Những ngày cuối tháng 10, chị Vũ Thị Nga (đường Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội) vô cùng vui mừng khi lô cam Vinh đầu tiên ông ngoại gửi cho hai đứa trẻ nhà chị ra đến nơi. Ông nhắn, cam giờ vào mùa, hai tuần ông gửi cam ra một lần.

Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.