Chủ Động Sản Xuất Cây Giống Phục Vụ Trồng Rừng

Nhằm chủ động nguồn giống phục vụ công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị tích cực xây dựng các nguồn giống.
Đến nay, các đơn vị đã xây dựng được 22 nguồn giống cây lâm nghiệp, trong đó: 7 lâm phần tuyển chọn sến mật, vẹt, trang, đước, thông Cariber... với diện tích 463,7 ha; 9 rừng giống chuyển hóa thông nhựa, lát hoa, lim xanh, mỡ, trám trắng, keo tai tượng, diện tích 87,27 ha; 1 rừng giống keo tai tượng, diện tích 10 ha; 2 vườn cung cấp hom phi lao dòng TT2.6, TT2.7, diện tích 0,9 ha... Hàng năm, thu hái hơn 4.000 kg hạt giống đưa vào sản xuất gieo ươm.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh xây dựng hệ thống sản xuất, kinh doanh giống lâm nghiệp trên địa bàn theo hướng kết hợp hài hòa giữa vườn ươm tập trung quy mô lớn với vườn ươm vừa và nhỏ trên địa bàn các huyện và đã xây dựng được 38 vườn ươm, quy mô 23,8 ha, đang triển khai xây dựng 1 Trung tâm Nuôi cấy mô tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa. Công suất của các vườn ươm đạt trên 35 triệu cây giống lâm nghiệp các loại/năm, cơ bản đáp ứng nhu cầu trồng rừng trong tỉnh.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132563/Chu-dong-san-xuat-cay-giong-phuc-vu-trong-rung
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Quất, ở đội 85, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La) được mệnh danh là “tỷ phú bò sữa” bởi mỗi năm, 180 con bò sữa của gia đình ông cho thu 4 tỷ 680 triệu đồng từ bán sữa tươi.

Những ngày vừa qua, bà con nông dân xã Gio Hải (huyện Gio Linh, Quảng Trị) tiến hành thu hoạch lúa đông xuân. Niềm vui được mùa lúa như tiếp thêm động lực cho người dân vùng ven biển quên đi nỗi nhọc nhằn, vất vả giữa cái nắng như thiêu đốt của mùa hè.

Nắng nóng kéo dài, sông suối, hồ đập bị cạn kiệt khiến hàng ngàn hécta đất trồng lúa ở Nghệ An bị bỏ hoang do thiếu nước tưới.

Chỉ tính riêng số tiền mua thức ăn cho cá chẽm đã lớn nhưng chưa có người mua đã tốn của 100 hộ nuôi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh số tiền khoảng 250 triệu đồng/ngày. Và không một ai biết được đến bao giờ mới bán được số cá nuôi trên.

Phát triển chăn nuôi gia súc liên kết đang là hướng đi mới, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với chăn nuôi đơn lẻ. Nhận thức rõ vấn đề này, HTX chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hùng Cường, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa đã xây dựng hiệu quả mô hình sản xuất khép kín, đảm bảo chất lượng, cải thiện đời sống cho người dân.