Chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng

Để ngăn chặn sâu bệnh gây hại cây trồng, Chi cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) Gia Lai đã đưa ra cảnh báo và các giải pháp phòng trừ sâu bệnh, giúp nông dân hạn chế thấp nhất sự xuất hiện của sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng trong vụ mùa năm nay.
Ngoài các loại cây trồng ngắn ngày như lúa nước, bắp, mía… Gia Lai còn có diện tích cây công nghiệp dài ngày ổn định như cà phê 79.121 ha, trong đó cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh là 76.522 ha; hồ tiêu 13.104 ha, trong đó diện tích kinh doanh 10.065 ha và 103.006 ha cao su, trong đó diện tích kinh doanh 57.311 ha…
Dựa trên những dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên về điều kiện thời tiết trong thời gian tới như nhiệt độ tăng cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước, mưa bão tập trung từ tháng 7 đến tháng 9… sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cũng như công tác BVTV, mới đây Chi cục BVTV đã có những dự báo về tình hình sâu bệnh có thể xuất hiện và gây hại cây trồng như sâu keo, bọ trĩ, khô vằn đạo ôn… trên cây lúa. Trên cây bắp là các đối tượng sâu đục thân, châu chấu. Bệnh trắng lá mía có thể gia tăng gây hại tại huyện Ia Pa, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa… Một trong những nỗi lo lớn nhất vào mùa mưa là các loại sâu bệnh gây hại trên 2 loại cây trồng chủ lực là cà phê và hồ tiêu. Trên cây cà phê các loại rệp gây hại cục bộ, nấm hồng. Đặc biệt bệnh thối cuống rụng quả xuất hiện từ tháng 6 và tăng dần từ tháng 7 đến tháng 9. Bên cạnh đó những diện tích bị nhiễm ve sầu từ trước có thể lây lan sang các vùng lân cận. Sâu ăn lá tiếp tục xuất hiện gây hại nhưng mật độ giảm dần vào cuối vụ.
Ông Đoàn Minh Tuấn (xã Glar, huyện Đak Đoa) cho hay: Để ngăn chặn sâu bệnh gây hại vườn cà phê gần 1 ha của gia đình trong mùa mưa này, thời gian qua gia đình đã tập trung đầu tư chăm sóc từ khá sớm như cắt cành, làm bồn, bón phân đầy đủ cho cây đủ chất dinh dưỡng nuôi quả non, hạn chế không để tình trạng bị rụng quả như những năm trước đây.
Trên cây hồ tiêu là các bệnh tuyến trùng rễ tiếp tục gây hại, bệnh vàng lá thối rễ tiêu, thối gốc, thối thân (héo chết nhanh) sẽ tăng mạnh vào thời điểm giữa và cuối vụ sau những trận mưa kéo dài và những nơi đã có nguồn bệnh. Trên cây mía là bọ hung, xén tóc, bệnh trắng lá mía… Đối với cây cao su là bệnh xì mủ, loét mặt cạo, nấm hồng…
Để ngăn chặn sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng trong mùa mưa năm nay, Chi cục BVTV Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp phòng trừ sâu bệnh đến các địa phương như tuyên truyền vận động nhân dân ứng dụng rộng rãi các chương trình IPM, ICM trên cây lúa. Trên cây cà phê khuyến cáo người dân thường xuyên cắt tỉa cành, chồi để vườn cà phê luôn thông thoáng, nhất là các cành bị sâu bệnh hại nặng đem ra ngoài tiêu hủy. Đặc biệt đối với bệnh rụng quả ngoài các giải pháp phòng trừ rệp sáp, rệp vẩy cần bón phân đầy đủ… trên cây hồ tiêu tập trung vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy những tàn dư thực vật… Chi cục BVTV đã đề nghị Trạm BVTV các địa phương tăng cường công tác điều tra phát hiện sớm sâu bệnh gây hại trên địa bàn. Thường xuyên thông báo cảnh báo từng loại sâu bệnh gây hại để giúp nông dân phòng trừ kịp thời…
Chủ động các biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng là một trong những biện pháp cần thiết để nâng cao năng suất cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN và PTNT) vừa có báo cáo kết quả nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015. Theo đó, đã có 260 triệu con tôm sú giống được thả với sản lượng ước đạt 250 tấn; 170 triệu tôm chân trắng giống được thả với sản lượng ước đạt 600 tấn.

Hai tàu cá vỏ thép vừa được được hạ thủy vào ngày 20.5.2015, sau 2 phiên biển, 2 tàu đã bội thu lớn và có nhiều ưu điểm vượt trội so với tàu vỏ gỗ và 2 tàu vỏ thép Sang fish 01, Hoàng Anh 01 được hạ thủy cách đây 1 năm.

Người nuôi tôm tại thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đang điêu đứng trước cảnh tôm thẻ chân trắng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng tuổi bỗng dưng chết hàng loạt. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên phần lớn các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bị khô hạn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, riêng huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp đã có trên 2.300 ha không tiến hành thả giống đúng thời vụ do thiếu nước.

Đến thời điểm này, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã thả giống 464 ha tôm thâm canh, 1.635 ha cá nước ngọt, 108 ha ngao và tập trung vào chăm sóc, quản lý ao nuôi. Từ tháng 5 đến nay, thời tiết ban ngày nắng nóng, ban đêm có mưa, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ trong môi trường ao nuôi, làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của các đối tượng nuôi.