Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài, là nguyên nhân làm cho nhiều loài cá bị chết, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Ngành chức năng và các địa phương đã tăng cường chỉ đạo người dân chống rét nhằm giảm thiểu những thiệt hại do rét gây ra.
Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh Lạng Sơn, tính đến hết năm 2013 tỉnh Lạng Sơn đã có 990 ha diện tích mặt nước được đưa vào nuôi thuỷ sản. Tổng sản lượng khai thác ước đạt 925,8 tấn, tăng 50,3% cùng kỳ năm 2012... Để người dân chủ động chống rét cho cá, ngay từ cuối tháng 11, Chi cục Thủy sản tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản đề nghị các phòng, ban chuyên môn của các địa phương chỉ đạo, đôn đốc tích cực tuyên truyền đến người dân nâng cao nhận thức và áp dụng các biện pháp phòng, chống rét cho động vật thủy sản. Theo đó, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: ao nuôi phải bảo đảm độ sâu mực nước ổn định từ 2m trở lên; hạn chế gió lạnh bằng cách phủ bèo tây mặt ao về hướng Đông Bắc; căng bạt trên mặt ao, tạo giá thể bằng rơm rạ để cá trú ẩn tránh rét; cho cá ăn khi điều kiện thời tiết thích hợp…
Tại huyện Cao Lộc, ngay sau khi tiếp nhận công văn chỉ đạo của Chi cục Thủy sản, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện đã có văn bản yêu cầu các xã, thị trấn triển khai tới nhân dân kịp thời.
Ông Mông Sỉ Chao, thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc cho biết: "Mấy hôm trước khi nhiệt độ xuống tôi đã nhanh chóng quây bạt quanh ao rồi thả bèo, cỏ, rơm xuống ao và cho cá ăn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn để cá tăng sức đề kháng và khả năng chịu rét cho cá. Với gần 1 ha mặt nước hiện còn khoảng 4 tấn cá thịt và hàng nghìn con cá giống nếu không chủ động chống rét thì mình là người thiệt hại đầu tiên”.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào Phytoplasma gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm trên cây mía và chưa có thuốc BVTV đặc trị.

Từ vùng đất cằn cỗi, trồng nhiều loại cây nhưng không thu lại lợi ích kinh tế cao, nhiều nông dân tại huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây gấc, bước đầu đã vươn lên làm giàu từ mảnh đất của mình.

Hàng loạt các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, cà phê, trái cây đã có bước tiến khi dần chuyển dịch sang sản xuất chất lượng cao. Tuy nhiên, chất lượng vẫn ở mức thấp và khó cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đợt nắng gắt tháng 6 vừa qua đã làm cho hơn 300 ha chè của huyện Anh Sơn, Nghệ An bị xóa sổ. Nông dân nơi đây đang tích cực ươm chè giống để "lấp đầy" diện tích chè bị thiệt hại.

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, Cục này sẽ báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản bằng đường hàng không gửi Bộ GTVT, và các Bộ ngành liên quan để có chính sách hỗ trợ.