Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài, là nguyên nhân làm cho nhiều loài cá bị chết, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Ngành chức năng và các địa phương đã tăng cường chỉ đạo người dân chống rét nhằm giảm thiểu những thiệt hại do rét gây ra.
Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh Lạng Sơn, tính đến hết năm 2013 tỉnh Lạng Sơn đã có 990 ha diện tích mặt nước được đưa vào nuôi thuỷ sản. Tổng sản lượng khai thác ước đạt 925,8 tấn, tăng 50,3% cùng kỳ năm 2012... Để người dân chủ động chống rét cho cá, ngay từ cuối tháng 11, Chi cục Thủy sản tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản đề nghị các phòng, ban chuyên môn của các địa phương chỉ đạo, đôn đốc tích cực tuyên truyền đến người dân nâng cao nhận thức và áp dụng các biện pháp phòng, chống rét cho động vật thủy sản. Theo đó, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: ao nuôi phải bảo đảm độ sâu mực nước ổn định từ 2m trở lên; hạn chế gió lạnh bằng cách phủ bèo tây mặt ao về hướng Đông Bắc; căng bạt trên mặt ao, tạo giá thể bằng rơm rạ để cá trú ẩn tránh rét; cho cá ăn khi điều kiện thời tiết thích hợp…
Tại huyện Cao Lộc, ngay sau khi tiếp nhận công văn chỉ đạo của Chi cục Thủy sản, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện đã có văn bản yêu cầu các xã, thị trấn triển khai tới nhân dân kịp thời.
Ông Mông Sỉ Chao, thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc cho biết: "Mấy hôm trước khi nhiệt độ xuống tôi đã nhanh chóng quây bạt quanh ao rồi thả bèo, cỏ, rơm xuống ao và cho cá ăn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn để cá tăng sức đề kháng và khả năng chịu rét cho cá. Với gần 1 ha mặt nước hiện còn khoảng 4 tấn cá thịt và hàng nghìn con cá giống nếu không chủ động chống rét thì mình là người thiệt hại đầu tiên”.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù không phải là nghề chính, thế nhưng mùa ruốc biển (còn gọi là khuyết) năm nay, ngư dân các vùng bãi ngang Lệ Thủy (Quảng Bình) được cả mùa lẫn giá khiến cho nhiều người vô cùng phấn khởi. Khai thác ruốc biển đã mang lại khoản thu nhập không hề nhỏ cho những ngư dân nơi đây.

Ông Nguyễn Văn Hòa bắt đầu nuôi ba ba từ năm 2000. Ban đầu, ông xây ao nuôi thử nghiệm 15 con ba ba giống nhưng do chưa biết cách chăm sóc, phòng bệnh nên ba ba chết dần dần. Học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi ba ba ở các tỉnh khác và tự rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, trong vòng 4 năm ông Hòa đã ổn định được tay nghề và bắt đầu kiếm được thu nhập 100 triệu đồng/năm.

Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm này diện tích có tôm thả nuôi trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 84.000ha. Trong đó, tôm nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh 6.277ha. Trong tuần qua, nông dân đã thu hoạch 53.436ha tôm nuôi, sản lượng đạt gần 1.500 tấn. Sau khi thu hoạch, nông dân tiếp tục cải tạo ao vuông và thả tôm nuôi hơn 19.200ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đã có 5.408ha tôm nuôi bị thiệt hại.

Công ty TNHH liên doanh Thung Lũng Nắng đang tiếp tục đầu tư hoàn thành Dự án Trang trại nuôi cá “Thung lũng cầu vồng” tại xã Đạ Sar và xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Với tổng nguồn vốn 1,7 triệu USD, trên địa bàn 2 xã này, công ty thực hiện dự án trên 100ha rừng thuộc Khoảnh 3, Tiểu khu 115 và các Khoảnh 3, 7, 8, 9, Tiểu khu 99, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.

Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.