Chủ Động Phòng, Chống Nắng Nóng Cho Đàn Vật Nuôi

Thời gian gần đây nắng nóng kéo dài với nhiệt độ cao ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng phát triển của đàn vật nuôi. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu, các địa phương đã chủ động phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi.
Tại tỉnh Sơn La, các địa phương như: Quỳnh Nhai, Phù Yên, Yên Châu, Sông Mã, Mường La đã có nhiều điểm nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Nguy cơ nắng nóng kéo dài ảnh hưởng lớn đến tình hình chăn nuôi trên địa bàn của tỉnh.
Để chủ động phòng chống nắng nóng, tránh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, giảm thiệt hại do nắng nóng gây ra đối với đàn gia súc, gia cầm trong mùa hè năm nay, tỉnh Sơn La đã yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương tăng cường chỉ đạo việc xây dựng các biện pháp phòng chống nắng, nóng cho đàn gia súc, gia cầm; tuyên truyền các biện pháp phòng chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm; nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm trong mùa hè.
Tỉnh yêu cầu các hộ và trang trại chăn nuôi cần kiểm tra chuồng trại, che phủ lên mái thêm các vật liệu chống nắng, chống nóng, tạo cho chuồng trại thoáng mát; trâu bò chăn thả vào buổi sáng sớm, buổi chiều hoặc những ngày nhiệt độ dưới 350C...
Nhằm giữ ổn định và phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cũng đã yêu cầu Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Bắc Giang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin tuyên truyền tại địa phương, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình chăn nuôi, các trang trại có những biện pháp chủ động phòng, chống nắng nóng ngay từ đầu mùa nhằm hạn chế thiệt hại do nắng nóng gây ra cho sản xuất chăn nuôi; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và khu vực xung quanh, định kỳ thu gom phân, rác, chất thải ra ngoài khu vực chăn nuôi xử lý hợp vệ sinh thú y; giảm mật độ chăn nuôi, giãn thời gian các lứa nuôi, chú trọng công tác che chắn nắng và làm thoáng mát chuồng nuôi.
Đối với các trang trại chăn nuôi chuồng kín, cần chủ động đảm bảo ổn định nguồn điện năng, có kế hoạch mua máy phát điện, tăng cường dự trữ dầu máy để chạy máy phát điện khi không có điện lưới; đồng thời phải tăng cường dự trữ thức ăn, nhất là thức ăn thô xanh, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho đàn vật nuôi trong những ngày nắng nóng; đảm bảo dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý, bổ sung chất điện giải tăng sức đề kháng cho gia súc, gia cầm...
Cũng để giúp hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ động phòng, chống nắng, nóng cho vật nuôi trong những ngày hè, Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc đã hướng dẫn người dân địa phương một số biện pháp phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi. Theo đó, chuồng trại nuôi gia cầm phải cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có phên, bạt che nắng xung quanh, chống nóng trên mái chuồng…
Đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao, phải giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn vào sáng sớm và chiều tối nên chia làm nhiều lần cho ăn trong ngày, cho ăn thêm rau xanh; đồng thời tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex, đặc biệt là Vitamin C, chất điện giải…
Đối với gia súc phải định kỳ hàng tuần phun khử trùng tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh; giảm mật độ nuôi/m2; tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin như: Lở mồm long móng, Tai xanh, Dịch tả... theo quy định để tăng khả năng miễn dịch phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm...
Có thể bạn quan tâm

Đây là lớp tập huấn nằm trong chương trình dự án nông nghiệp cận đô thị gắn với trồng cây bí xanh an toàn tại Văn Lang, huyện Hạ Hòa với quy mô của dự án 25ha, với 380 hộ tham gia. Tổng kinh phí thực hiện trên 2 tỷ đồng. Trong đó tỉnh và huyện hỗ trợ bà con nông dân về giống, chi phí triển khai tập huấn, vật tư, kiểm tra quản lý xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.

Huyện có cơ chế chính sách khuyến khích mở rộng diện tích cây vụ đông; đồng thời yêu cầu các xã, thị trấn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quy gọn vùng sản xuất với từng loại cây trồng, ưu tiên mở rộng diện tích gieo trồng các loại khoai tây, bí đỏ, dưa chuột... để tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích gieo trồng.

Từ giống bơ Booth có nguồn gốc ngoại nhập, anh Nguyễn Khắc Ngữ (thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh, H.Đắk Mil, Đắk Nông) đã tạo cho mình hướng làm giàu mới giữa vùng đất chuyên canh cà phê.

Ngày 9.10, tại TP.Long Xuyên (An Giang), Sở NN-PTNT tỉnh An Giang phối hợp cùng Quỹ bảo vệ môi trường (EDF) và Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2012 - 2014”. Đây là dự án thực hiện từ tháng 7.2012 tại H.Phú Tân (An Giang) và H.Tân Hiệp (Kiên Giang).

Theo bà Hoàng Thị Mai - phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, thời gian tới TP sẽ mở rộng mô hình này cùng với việc tăng diện tích sản xuất muối trải bạt, thay dần muối đất.