Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh

Ngày 10-7, tại Hội nghị Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức ở TPHCM, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 cảnh báo: Dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm từ nay đến cuối năm tiềm ẩn nhiều nguy cơ do các vật nuôi chứa mầm bệnh với tỷ lệ khá cao.
Vì vậy, khi tăng mật độ đàn, cùng với việc vận chuyển gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu Tết 2014 sẽ là điều kiện phù hợp để dịch bệnh xuất hiện, lây lan nếu các địa phương lơ là trong việc phòng chống.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, dịch bệnh gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra, do tình trạng nuôi nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, chưa chủ động sản xuất vaccine trong nước, chủ yếu vẫn nhập khẩu…
Vì vậy, cần chuyển việc phòng chống dịch bệnh sang thế chủ động thay vì luôn bị động như thời gian qua; tổ chức lại ngành chăn nuôi, phát triển theo 2 hướng trang trại tập trung và trang trại công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm cải tạo giống dê địa phương có trọng lượng nhỏ (tối đa chỉ từ 25-30 kg), và đang dần bị thoái hóa giống. Để đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, tăng thu nhập giúp người dân XĐGN theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra, huyện Đồng Văn đã xây dựng và thực hiện Phương án cải tạo đàn dê với mục tiêu nâng cao tầm vóc, trọng lượng của dê.

Giá liên tục tăng khiến phong trào trồng hồ tiêu đang diễn ra ồ ạt. Sự khan hiếm nguồn cung đã dẫn đến nạn trộm cắp dây tiêu giống, gây thiệt hại lớn cho các chủ vườn...

Năm 2010, anh Nguyễn Hữu Lợi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi vịt xiêm Pháp, rồi mạnh dạn mua 100 con vịt xiêm Pháp ở Trường Đại học Cần Thơ về và lai tạo với vịt xiêm giống ở miền Bắc, để nuôi thử nghiệm

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang), vụ thu đông năm nay, nông dân các xã trong huyện liên kết với một số công ty chế biến nông sản trong và ngoài tỉnh trồng 100 ha ngô ngọt bằng các giống Việt Thái và Sugar 75.

Trong mỗi bữa cơm gia đình Việt Nam, rau là thành phần không thể thiếu và chiếm tỉ lệ rất cao vì rau không chỉ cung cấp vitamin mà còn giúp tăng hương vị món ăn và những lợi ích y học khác.