Chủ Động Phòng Chống Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương đang tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, khuyến cáo nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống bệnh đốm trắng đang gây hại trên cây thanh long.
Ngành nông nghiệp tỉnh tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đóng trên địa bàn xã Long Định cũng như phối hợp cử cán bộ kiểm tra, khảo sát tình hình gây hại của bệnh đốm trắng trên cây thanh long, đề xuất hướng phòng chống, xử lý hữu hiệu. Trước mắt, khuyến cáo bà con khơi thông kênh mương, thoát nước tốt cho vườn thanh long; gom các cành và trái bị bệnh tiêu hủy; sử dụng phân chuồng hoai mục và nấm đối kháng Trichoderma; bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali, không bón thừa đạm.
Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng phân gia cầm tươi bón cho cây thanh long. Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, áp dụng triệt để các biện pháp trên sẽ giúp nhà vườn hạn chế tối đa tác hại và sự lây lan của căn bệnh đốm trắng trên vườn thanh long. Bệnh đốm trắng trên thanh long đã xác định được tác nhân gây bệnh và lan truyền là do nấm Scytalidium dimidiatum gây ra. Bệnh gây hại trên cả thân, cành, hoa và trái thanh long, gây thất thu lớn cho bà con bởi không tiêu thụ được nông sản.
Tốc độ bệnh lây lan khá nhanh, nhất là trong mùa mưa, ẩm độ cao, ở những vườn không thông thoáng, kém vệ sinh, đặc biệt là vườn bón nhiều phân đạm và sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng. Bệnh đốm trắng đang gây nhiều thiệt hại cho nhà vườn trồng chuyên canh thanh long tại tỉnh Bình Thuận và Long An. Tại vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang) có khoảng 50 ha bị bệnh đốm trắng tấn công.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 30ha mía nằm trong vuông bơm nước tập trung ở ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã được người dân nơi đây bán mía chục và cân ký cho thương lái gần hết diện tích.

Mới đây, gần 20ha nghêu trong bãi nghêu của Hợp tác xã (HTX) Thắng Lợi (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu) bị thiệt hại.

Tuy cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đến cấp xã trong tỉnh Vĩnh Long đều nắm rõ quy định của Bộ Nông nghiệp- PTNT cấm nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) nước ngọt nhưng hiện tình hình nuôi tôm TCT trái phép trên địa bàn tỉnh chưa chấm dứt triệt để- nhất là 2 huyện Vũng Liêm, Tam Bình.

Từ ngư dân chính hiệu, họ tự tìm tòi, học hỏi đã trở thành những người nuôi tôm giỏi, vươn lên làm giàu trên vùng cát quê hương. Tạm gọi họ là những “kỹ sư” chân đất.

Dọc vùng ven biển Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), những cánh rừng ngập mặn đã bắt đầu vươn lên xanh tốt. Dưới tán rừng, các loài thủy sản được người dân thả nuôi đang mang lại hiệu quả cao.