Chủ Động Phòng Chống Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương đang tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, khuyến cáo nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống bệnh đốm trắng đang gây hại trên cây thanh long.
Ngành nông nghiệp tỉnh tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đóng trên địa bàn xã Long Định cũng như phối hợp cử cán bộ kiểm tra, khảo sát tình hình gây hại của bệnh đốm trắng trên cây thanh long, đề xuất hướng phòng chống, xử lý hữu hiệu. Trước mắt, khuyến cáo bà con khơi thông kênh mương, thoát nước tốt cho vườn thanh long; gom các cành và trái bị bệnh tiêu hủy; sử dụng phân chuồng hoai mục và nấm đối kháng Trichoderma; bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali, không bón thừa đạm.
Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng phân gia cầm tươi bón cho cây thanh long. Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, áp dụng triệt để các biện pháp trên sẽ giúp nhà vườn hạn chế tối đa tác hại và sự lây lan của căn bệnh đốm trắng trên vườn thanh long. Bệnh đốm trắng trên thanh long đã xác định được tác nhân gây bệnh và lan truyền là do nấm Scytalidium dimidiatum gây ra. Bệnh gây hại trên cả thân, cành, hoa và trái thanh long, gây thất thu lớn cho bà con bởi không tiêu thụ được nông sản.
Tốc độ bệnh lây lan khá nhanh, nhất là trong mùa mưa, ẩm độ cao, ở những vườn không thông thoáng, kém vệ sinh, đặc biệt là vườn bón nhiều phân đạm và sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng. Bệnh đốm trắng đang gây nhiều thiệt hại cho nhà vườn trồng chuyên canh thanh long tại tỉnh Bình Thuận và Long An. Tại vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang) có khoảng 50 ha bị bệnh đốm trắng tấn công.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 17-9, tại xã Kim Tân, huyện Ia Pa, Viện Nghiên cứu Mía đường phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác mía năng suất và chất lượng cao cho nông dân trồng mía vùng Đông Nam tỉnh.

Vụ mùa năm nay, xã Tùng Bá tiếp tục thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lúa lai diện tích lớn với sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, khuyến nông viên xã; đặc biệt xã chủ động đứng ra bảo lãnh với Đại lý phân phối vật tư nông, lâm nghiệp cung ứng trước giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ thực hiện mô hình để sản xuất kịp khung thời vụ theo phương châm “5 cùng”... hứa hẹn mang lại hiệu quả cao hơn.

Trong khi các xã khác trên địa bàn huyện Mèo Vạc đang khẩn trương thu hoạch ngô, chuẩn bị đất để gieo trồng vụ mới thì người dân ở các xã: Niêm Tòng, Niêm Sơn, Khâu Vai mới bắt đầu tiến hành vun các diện tích ngô trồng lại.

Những năm qua, trên địa bàn xã Bản Luốc (Hoàng Su Phì) đã có nhiều hộ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH – KT vào sản xuất. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống người dân tại địa phương.

Nhiều người hiện nay đã chuyển hướng sang dùng trái cây nội địa hoặc hàng nhập khẩu từ nước khác. Nắm lấy cơ hội này, tiểu thương tại các chợ trên địa bàn cũng nhập về nhiều loại rau, củ từ Thái Lan. Hiện, ngoài thị trường, hàng Thái Lan đang lấn át hàng Trung Quốc về số lượng lẫn sức mua.