Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây sang người

Theo đó, để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh có dịch tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao;
Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát dịch cúm trên gia cầm, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch; Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm ở người; Các bệnh viện sẵn sàng tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe các trường hợp phơi nhiễm và nghi ngờ nhiễm bệnh, điều trị bệnh nhân kịp thời theo phác đồ của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch; Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch...
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua tại một số địa phương đã phát hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 chưa qua 21 ngày. Ổ dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm gần đây nhất ghi nhận tại một hộ chăn nuôi thuộc xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận trên đàn vịt quy mô 1.000 con, trong đó có 220 con mắc bệnh và 20 con chết.
Trước đó, cơ quan chức năng cũng phát hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tái phát tại hộ chăn nuôi thuộc xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long và xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Đối với cúm A/H5N6, cơ quan thú y cũng phát hiện ổ dịch tại một hộ chăn nuôi thuộc xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và ổ dịch tại 2 hộ thuộc xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Có thể bạn quan tâm

Hai đối tượng nuôi chủ lực là cá tra và tôm đều cho hiệu quả cao. Cá tra đạt sản lượng trên 1,1 triệu tấn trên tổng diện tích nuôi 5.200 ha; tôm nước lợ đạt gần 550.000 tấn trên tổng diện tích nuôi 666.000 ha. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích nuôi lẫn sản lượng.

Tại diễn đàn, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội dinh dưỡng VN cho biết, kết quả nghiên cứu chứng minh hạt điều là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ số đường huyết thấp, có thể góp phần vào việc phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường.

Sau lần thất bại từ việc nuôi gà thả vườn, vốn liếng cạn kiệt dần nhưng anh không nản lòng mà tiếp tục cố gắng tìm hướng đi mới. Hiện tại, anh đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tại địa phương, anh được nhiều người biết với cái tên thường gọi là “anh Quyền chim trĩ”.

Nguyên nhân là do lúa cắt bằng máy gặt đập liên hợp nên lượng rơm nguyên liệu để chất nấm không nhiều, người trồng nấm phải mua rơm từ các nơi khác hoặc thuê nhân công gom rơm từ các đồng sau khi thu hoạch, chi phí phát sinh thêm từ 100.000-150.000 đồng/công. Tuy nhiên với giá cả và đầu ra ổn định, nông dân trồng nấm đạt lợi nhuận từ 3-6 triệu đồng/công/vụ.

Do ảnh hưởng của mưa dầm trong những ngày qua, đã làm cho nhiều diện tích lúa Hè thu đang chín của nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) bị đổ ngã, từ đó dẫn đến tiến độ thu hoạch chậm, năng suất giảm do bị thất thoát, đặc biệt nhiều diện tích không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt tay nên đẩy chi phí tăng cao.