Chủ Động Lấy Nước Chống Hạn

Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về kế hoạch xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất do tình hình xâm nhập mặn cộng với hạn hán cục bộ đang khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trong thời gian tới.
Ông Đồng Văn Tự, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT) cho biết, tình hình xâm nhập mặn tại các cửa sông ở Bắc Bộ và ĐBSCL ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm.
Bên cạnh đó, nhiều hồ chứa nước có dung tích trữ nước đạt thấp nên tình trạng hạn hán xảy ra cục bộ tại một số địa phương, ảnh hưởng đến việc gieo cấy.
Theo Tổng cục Thủy lợi, trong tuần qua, cả nước có mưa rải rác, nhưng lượng mưa trung bình các khu vực đạt thấp nên dung tích các hồ chứa thủy lợi mới đạt trung bình khoảng 59% dung tích thiết kế.
Riêng khu vực Nam Trung Bộ thời gian qua đã được bổ sung lượng nước do mưa nhưng vẫn ở mức thấp, trung bình đạt 30-70%. Các hồ chứa nhỏ hiện chỉ đạt khoảng 50% dung tích thiết kế.
Khu vực Bắc Trung Bộ do có mưa nên các hồ chứa đạt khoảng 60-70% dung tích thiết kế. Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên chỉ đạt 25-45%, nhiều hồ đã xấp xỉ mực nước chết hoặc cạn nước.
Trước tình hình này, Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiến hành xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất.
Cụ thể, từ ngày 8/5, hồ Đại Ninh đã bổ sung nước về hạ du với lưu lượng xả trung bình 24,33m3/s; hồ Hàm Thuận-Đa Mi xả về hạ du lưu lượng trung bình 152,46m3/s... Một số hồ khác đến ngày 15/5 trở đi mới tiến hành xả nước.
Vì vậy, các địa phương một mặt cần cân đối, tận dụng nguồn nước, mặt khác lên kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa Hè Thu.
Có thể bạn quan tâm

Thế là anh Tâm mày mò tìm sách kỹ thuật nuôi thỏ để nghiên cứu, rồi nhờ có sự giới thiệu của Hội nông dân xã, anh được Trung tâm khuyến nông và giống nông nghiệp tỉnh cung cấp 25 con thỏ giống, trong đó có 20 con thỏ cái và 5 con thỏ đực.

Sáng 30/11, UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận nhãn hiệu tập thể "Bưởi tôm vàng huyện Đan Phượng".

Sinh năm 1957 ở Đông Yên, Đông Phong (Yên Phong). Năm 1978, chị Nguyễn Thị Thành theo học trường Trung cấp Thống kê Trung ương. Ra trường, chị được nhận làm kế toán ở Công ty cổ phần Thực phẩm tươi sống Hà Bắc.

Từ tháng 6.2013 đến nay, Trạm khuyến nông huyện Hoà Thành (Tây Ninh) đã thực hiện điểm trình diễn “thâm canh thanh long ruột đỏ theo GAP” tại vườn của 2 hộ nông dân ở xã Trường Đông.

Năm 2013 đánh dấu thắng lợi của các mô hình nuôi tôm công nghiệp trên cát tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) với năng suất trung bình lên tới 17 - 18 tấn/ha/vụ, với tổng sản lượng đạt hơn 200 tấn.