Chủ Động Lấy Nước Chống Hạn

Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về kế hoạch xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất do tình hình xâm nhập mặn cộng với hạn hán cục bộ đang khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trong thời gian tới.
Ông Đồng Văn Tự, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT) cho biết, tình hình xâm nhập mặn tại các cửa sông ở Bắc Bộ và ĐBSCL ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm.
Bên cạnh đó, nhiều hồ chứa nước có dung tích trữ nước đạt thấp nên tình trạng hạn hán xảy ra cục bộ tại một số địa phương, ảnh hưởng đến việc gieo cấy.
Theo Tổng cục Thủy lợi, trong tuần qua, cả nước có mưa rải rác, nhưng lượng mưa trung bình các khu vực đạt thấp nên dung tích các hồ chứa thủy lợi mới đạt trung bình khoảng 59% dung tích thiết kế.
Riêng khu vực Nam Trung Bộ thời gian qua đã được bổ sung lượng nước do mưa nhưng vẫn ở mức thấp, trung bình đạt 30-70%. Các hồ chứa nhỏ hiện chỉ đạt khoảng 50% dung tích thiết kế.
Khu vực Bắc Trung Bộ do có mưa nên các hồ chứa đạt khoảng 60-70% dung tích thiết kế. Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên chỉ đạt 25-45%, nhiều hồ đã xấp xỉ mực nước chết hoặc cạn nước.
Trước tình hình này, Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiến hành xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất.
Cụ thể, từ ngày 8/5, hồ Đại Ninh đã bổ sung nước về hạ du với lưu lượng xả trung bình 24,33m3/s; hồ Hàm Thuận-Đa Mi xả về hạ du lưu lượng trung bình 152,46m3/s... Một số hồ khác đến ngày 15/5 trở đi mới tiến hành xả nước.
Vì vậy, các địa phương một mặt cần cân đối, tận dụng nguồn nước, mặt khác lên kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa Hè Thu.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, năm nay tỉnh này sẽ triển khai thả nuôi 2.200 ha diện tích ao tôm. Trong đó, có khoảng 520 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), số còn lại là nuôi tôm sú xen với các loại thủy sản khác.

Do đó, diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng đều giảm so với năm 2013. Cụ thể: Diện tích nuôi trồng đạt 680ha, giảm 1,4%; sản lượng thu hoạch đạt 3.358 tấn, giảm 4,7%. Diện tích nuôi trồng và sản lượng giảm chủ yếu ở đối tượng tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Riêng tôm hùm, nhờ giá cao, ít dịch bệnh nên người dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi lên đến 11.280 lồng.

Từng có công việc khá ổn định ở thành phố song anh Trần Nhật Mỹ (sinh năm 1988), trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) lại quyết định trở về quê, bám đất làm giàu. Trải qua không ít khó khăn, giờ đây anh Mỹ đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp, là một trong những người tiên phong nuôi ếch ở quê nhà.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 94.100 tấn, vượt 7% so với kế hoạch, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng nuôi trồng đạt 39.266 tấn tăng 15,5% so với kế hoạch, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh có sản lượng đứng thứ 3/10 tỉnh, thành có chung ngư trường Vịnh Bắc Bộ.

Từ năm 2014 đến nay, dịch bệnh trên cá tra đã xuất hiện tại 67 xã thuộc 19 huyện của 4 tỉnh là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Hậu Giang, với tổng diện tích bị bệnh trên 730 ha (chiếm 12% tổng diện tích nuôi cá tra cả nước).