Chủ Động Lấy Nước Chống Hạn

Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về kế hoạch xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất do tình hình xâm nhập mặn cộng với hạn hán cục bộ đang khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trong thời gian tới.
Ông Đồng Văn Tự, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT) cho biết, tình hình xâm nhập mặn tại các cửa sông ở Bắc Bộ và ĐBSCL ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm.
Bên cạnh đó, nhiều hồ chứa nước có dung tích trữ nước đạt thấp nên tình trạng hạn hán xảy ra cục bộ tại một số địa phương, ảnh hưởng đến việc gieo cấy.
Theo Tổng cục Thủy lợi, trong tuần qua, cả nước có mưa rải rác, nhưng lượng mưa trung bình các khu vực đạt thấp nên dung tích các hồ chứa thủy lợi mới đạt trung bình khoảng 59% dung tích thiết kế.
Riêng khu vực Nam Trung Bộ thời gian qua đã được bổ sung lượng nước do mưa nhưng vẫn ở mức thấp, trung bình đạt 30-70%. Các hồ chứa nhỏ hiện chỉ đạt khoảng 50% dung tích thiết kế.
Khu vực Bắc Trung Bộ do có mưa nên các hồ chứa đạt khoảng 60-70% dung tích thiết kế. Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên chỉ đạt 25-45%, nhiều hồ đã xấp xỉ mực nước chết hoặc cạn nước.
Trước tình hình này, Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiến hành xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất.
Cụ thể, từ ngày 8/5, hồ Đại Ninh đã bổ sung nước về hạ du với lưu lượng xả trung bình 24,33m3/s; hồ Hàm Thuận-Đa Mi xả về hạ du lưu lượng trung bình 152,46m3/s... Một số hồ khác đến ngày 15/5 trở đi mới tiến hành xả nước.
Vì vậy, các địa phương một mặt cần cân đối, tận dụng nguồn nước, mặt khác lên kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa Hè Thu.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Dầu Tiếng có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp khá lớn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện. Cùng với việc phát huy thế mạnh chăn nuôi trong nông nghiệp, hiện Dầu Tiếng (Bình Dương) đang tập trung phát triển ngành này theo hướng công nghiệp.

Với diện tích canh tác trên 740ha; trong đó đất 2 lúa có 445ha, đất chuyên màu trên 293ha, Yên Đồng là một trong những xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn của huyện Ý Yên (Nam Định). Triển khai chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn của Hội Nông dân (HND) tỉnh từ năm 2009, HND xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân chuyển đổi hơn 150ha đất 2 lúa ở các cánh đồng thôn Cốc Dương, An Trung sang trồng rau sạch nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác.

UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) liên kết với Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo đề tài xây dựng quy trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản vùng 6; Trường Đại học Cần Thơ cùng một số nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và gần 100 nông dân ở 5 xã cù lao và xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ thuốc, hướng dẫn nông dân phòng trị bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Thế nhưng, kết quả mang lại chưa như mong muốn. Dịch bệnh cứ tái đi, tái lại làm cho nhà vườn bất an, thậm chí có nơi đã nản lòng và quyết định đốn bỏ đến gần 50% diện tích.

Tại các nhà vườn TX.Long Khánh, Xuân Lộc và Thống Nhất (Đồng Nai), giá chôm chôm hiện đã giảm từ 2-6 ngàn đồng/kg so với những ngày đầu tháng 6-2014. Cụ thể, giá chôm chôm thường bán tại vườn hiện chỉ còn 4-5 ngàn đồng/kg (giảm 2-3 ngàn đồng); chôm chôm giống Thái Lan và chôm chôm nhãn chỉ còn 10-12 ngàn đồng/kg (giảm 5-6 ngàn đồng/kg).