Chủ Động Lấy Nước Chống Hạn

Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về kế hoạch xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất do tình hình xâm nhập mặn cộng với hạn hán cục bộ đang khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trong thời gian tới.
Ông Đồng Văn Tự, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT) cho biết, tình hình xâm nhập mặn tại các cửa sông ở Bắc Bộ và ĐBSCL ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm.
Bên cạnh đó, nhiều hồ chứa nước có dung tích trữ nước đạt thấp nên tình trạng hạn hán xảy ra cục bộ tại một số địa phương, ảnh hưởng đến việc gieo cấy.
Theo Tổng cục Thủy lợi, trong tuần qua, cả nước có mưa rải rác, nhưng lượng mưa trung bình các khu vực đạt thấp nên dung tích các hồ chứa thủy lợi mới đạt trung bình khoảng 59% dung tích thiết kế.
Riêng khu vực Nam Trung Bộ thời gian qua đã được bổ sung lượng nước do mưa nhưng vẫn ở mức thấp, trung bình đạt 30-70%. Các hồ chứa nhỏ hiện chỉ đạt khoảng 50% dung tích thiết kế.
Khu vực Bắc Trung Bộ do có mưa nên các hồ chứa đạt khoảng 60-70% dung tích thiết kế. Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên chỉ đạt 25-45%, nhiều hồ đã xấp xỉ mực nước chết hoặc cạn nước.
Trước tình hình này, Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiến hành xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất.
Cụ thể, từ ngày 8/5, hồ Đại Ninh đã bổ sung nước về hạ du với lưu lượng xả trung bình 24,33m3/s; hồ Hàm Thuận-Đa Mi xả về hạ du lưu lượng trung bình 152,46m3/s... Một số hồ khác đến ngày 15/5 trở đi mới tiến hành xả nước.
Vì vậy, các địa phương một mặt cần cân đối, tận dụng nguồn nước, mặt khác lên kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa Hè Thu.
Có thể bạn quan tâm

Với nhiều ngư dân thì có một chiếc tàu lớn đủ sức vươn khơi dài ngày đã là một sự chắt chiu trong nhiều năm, thậm chí cả đời vẫn không có. Thế nhưng ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), một ngư dân bỏ ra một số tiền “khủng” đóng mới 3 chiếc tàu công suất lớn cùng một lúc. Đó là anh Nguyễn Văn Hiền.

Sau một năm vươn khơi vật lộn với sóng dữ, đương đầu với thiên tai, hoạn nạn trên biển, nhiều tàu cá của ngư dân đảo Lý Sơn cũng mang đầy “thương tích”. Tranh thủ những ngày biển động bà con ngư dân lại hối hả đưa tàu lên bờ “làm nước” để chuẩn bị cho những chuyến ra khơi dịp cuối năm.

Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015). Con giống thực hiện mô hình là giống vịt bầu dòng bố, mẹ thuần chủng loại 10 ngày tuổi, được Trạm Khuyến nông huyện ký hợp đồng chuyển giao từ Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 122,3 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 85,2 triệu đồng.

Có mặt tại cánh đồng xóm Làng Áng, xã Lâu Thượng (Võ Nhai) vào một buổi sáng mùa đông, mặc dù thời tiết rét đậm kèm sương mù dày đặc nhưng để đảm bảo tiến độ sản xuất vụ xuân, nông dân trong xóm vẫn tích cực ra đồng nạo vét kênh mương, cày ải, làm đất...

Để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nông dân, ngay từ đầu tháng 1, Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện đã chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư gồm: Trên 700 tấn phân bón các loại; 5,5 tấn lúa giống, trong đó, lúa lai 3,5 tấn với các giống chủ yếu là: Syn6, Nhị ưu 838, Bio 404… và trên 20 tấn ngô giống, 100% là giống ngô lai.