Chủ Động Hỗ Trợ Người Trồng Cà Phê

Biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái và việc khai thác, sử dụng nước bừa bãi trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đang khiến nguồn nước ngầm, nước mặt cạn kiệt. NHNN chi nhánh Đăk Lăk đã có chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tiếp tục tạo mọi điều kiện giúp nông dân và DN tiếp cận vốn vay với mức lãi suất ưu đãi.
Biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái và việc khai thác, sử dụng nước bừa bãi trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đang khiến nguồn nước ngầm, nước mặt cạn kiệt. Vì vậy, môi trường không duy trì được yếu tố bền vững để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhất là phục vụ tưới cho các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu...
Điều này làm cho chi phí đầu tư tưới nước phục vụ sản xuất bị đẩy lên cao, khiến hàng ngàn nông hộ và DN ở Tây Nguyên bị “hụt hơi” về vốn đầu tư, nhất là chi phí đầu tư cho công tác tưới nước, chăm sóc cây cà phê.
Trước thực tế đó, NHNN chi nhánh Đăk Lăk đã có chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tiếp tục tạo mọi điều kiện giúp nông dân và DN tiếp cận vốn vay với mức lãi suất ưu đãi.
Ông Tăng Hải Châu, Phó giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Đăk Lăk cho biết: Chi nhánh chỉ đạo các TCTD phối hợp chặt chẽ với các DN, người nông dân kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, tuyệt đối không để thiếu vốn cung ứng cho các DN, người nông dân phục vụ sản xuất, trong đó có ưu tiên vốn phục vụ cho trồng chăm sóc cây cà phê, một trong những loại cây trồng chủ lực, đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho địa phương.
Hưởng ứng chủ trương của NHNN chi nhánh tỉnh Đăk Lăk, ông Phạm Xuân Cam, Phó giám đốc Agribank Đăk Lăk cho hay: Trước diễn biến thất thường của thời tiết, Agribank Đăk Lăk đã tạo mọi điều kiện để các DN, người trồng cà phê tiếp cận vốn vay phục vụ sản xuất. Chi nhánh cam kết đồng hành, cung ứng đủ vốn và kịp thời theo nhu cầu của DN và người nông dân, không để tình trạng thiếu vốn xảy ra.
Đồng thời, ông Cam khẳng định, Agribank Đăk Lăk sẽ linh hoạt trong nghiệp vụ bảo đảm tiền vay, ngoài những hộ nông dân vay đến 50 triệu đồng không phải thế chấp tài sản như Nghị định 41 của Chính phủ, những hộ có mức vay cao hơn mà đã thế chấp hết tài sản vẫn chưa đủ thì được xem xét tính thêm cả giá trị cây trồng trên đất, giá trị vườn cây hình thành từ vốn vay ngân hàng. Trường hợp cá biệt cho vay một phần không có tài sản đảm bảo…
Ngoài những hoạt động cho vay hỗ trợ người nông dân, DN theo phương thức thông thường, HDBank đã chủ động xây dựng gói sản phẩm phục vụ người nông dân và các DN trong việc cầm cố sản phẩm cà phê để vay vốn phục vụ sản xuất. Cái ưu việt của sản phẩm là người nông dân gửi hàng vào kho mà không tốn phí, đảm bảo an toàn, không bị tổn thất sau thu hoạch.
Ông Phan Ngọc Diễn, Giám đốc HDBank Đăk Lăk cho biết: Thời gian qua, do tác động của thời tiết khô hạn làm giảm sản lượng của người nông dân, cùng với đó giá cà phê liên tục duy trì ở mức thấp, đặc biệt là việc làm ra sản phẩm đã khó, nhưng bảo quản sản phẩm lại càng khó hơn, nhiều nông dân đã ký giá cà phê tại các đại lý trôi nổi dẫn đến tình trạng bị lừa, vỡ nợ, quỵt tiền…
Do đó, HDBank Đăk Lăk nỗ lực tăng khả năng chủ động giữ hàng khi giá còn thấp, tạo cơ hội liên kết giữa người bán và mua, với một phương thức vừa bảo đảm lượng hàng gửi kho của nông dân, vừa bảo đảm tính an toàn cho nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nên cho ra đời “gói sản phẩm hỗ trợ ngành cà phê”.
Gói sản phẩm này hỗ trợ tích cực các nhu cầu cho vay vốn ngắn hạn, trung dài hạn của DN và người trồng cà phê tại Đăk Lăk và các vùng lân cận Đăk Nông, Gia Lai. HDBank giúp người nông dân và DN ký gửi cà phê; cho vay vốn lãi suất ưu đãi, với giá trị vốn vay đến 80% giá trị lô hàng cà phê của khách hàng ký gửi tại kho HDBank; đồng thời được miễn phí kiểm định, phí bảo hiểm cháy nổ, miễn phí hao hụt 3 tháng đầu tiên…
Có thể nói, với những giải pháp tích cực của các TCTD trên địa bàn sẽ giúp bà con nông dân và các DN có đủ nguồn vốn để tái sản xuất, tưới, chăm sóc cho vườn cà phê.
Có thể bạn quan tâm

Theo các nhà vườn trồng tiêu tại Đồng Nai, hiện hạt tiêu đen các đại lý và thương lái đang hỏi mua với giá 186 - 190 ngàn đồng/kg, cao hơn so với cùng kỳ năm trước gần 20 ngàn đồng/kg. Sở dĩ vừa thu hoạch xong vụ tiêu 2014 - 2015 mà giá tiêu vẫn cao ngất ngưởng là do nhu cầu sử dụng tiêu của thế giới năm nay tăng cao.

Ngày 4-4, tại TP.Vũng Tàu, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại hồ tiêu, với sự tham gia của đại diện 7 tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu thuộc vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, BR-VT, Bình Thuận).

Do thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, độ mặn tăng cao và đến sớm so với năm 2014, trong khi một số hệ thống đê bao chưa khép kín nên nông dân, các cơ quan chức cũng gặp nhiều khó khăn trong chống đỡ. Do đó, một số diện tích lúa trong tỉnh Bến Tre đã bị thiệt hại.

Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tiến Đại Phát, ngụ xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ khánh thành (ảnh) và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với công suất trên 150.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư trên 4 triệu USD.

Năm Căn (Cà Mau) là vùng có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản. Những năm qua, sản lượng năm sau đều đạt cao hơn năm trước, nhưng vẫn còn là mảnh đất màu mỡ, chưa khai thác hết. Có nhiều nguyên nhân tác động từ yếu tố khoa học - kỹ thuật, chất lượng con giống, thời tiết dẫn đến tôm, cua chết, năng suất đạt chưa cao.