Chủ Động Đối Phó Với Nắng Nóng

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, nắng nóng tiếp tục hoành hành trên diện rộng trong một hoặc hai ngày tới. Trước đó cho đến hôm qua (3/5), nắng nóng đạt đỉnh với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên tới 44 độ, độ ẩm giảm dưới 40% khiến cảm giác oi bức, ngột ngạt gia tăng.
Tại Cao Bằng, nhiệt độ ngày 1/5 đo được tại một số điểm (như Bảo Lạc) là 40,2 độ. Nhưng đến ngày 3/5, nhiệt độ tại địa phương này tăng lên mức cao nhất là 42 độ. Tại TP Vinh (Nghệ An), nhiệt độ đo được lúc 13h trưa 3/5 là 41 độ, độ ẩm còn 46% khiến thời tiết rất khó chịu. Tại tỉnh Bắc Giang, nhiệt độ trong những ngày qua lên tới 43 độ, độ ẩm giảm còn 41-43%. Tại Bắc Ninh, nhiệt độ có nơi lên đến 44 độ, độ ẩm chỉ còn 38%.
Dự báo đợt nắng nóng này có thể kéo dài hết hôm nay, sau đó từ ngày mai (5/5) trở đi sẽ dịu dần và đến khoảng giữa tháng 5 sẽ có một đợt nắng nóng mới. Nhận định từ nay đến hết tháng 7/2012 tại các tỉnh miền Bắc còn có khả năng xảy ra khoảng 5-7 đợt nắng nóng trên diện rộng, mỗi đợt kéo dài từ 5-7 ngày, riêng khu vực miền Trung có khả năng có đợt trên 10 ngày và tương đương như mùa hè năm 2011 (15 ngày).
Liên tục từ ngày 28/4 đến nay, nắng nóng khốc liệt cùng với độ ẩm xuống quá thấp kết hợp với gió Lào thổi mạnh đã đẩy nhiều cánh rừng của các tỉnh phía Bắc và Trung bộ đối mặt với nguy cơ cháy rất cao. Ông Lưu Minh Hải, PGĐ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương khuyến cáo, các cánh rừng vừa qua mùa trút lá, lớp lá khô dày tạo một lớp trung gian bắt lửa rất mạnh, có nguy cơ cháy rừng cao và hậu quả khó lường nên người dân cần đề phòng.
Do vậy, cùng với việc chống nóng cho người dân, cây trồng và gia súc, hiện các cơ quan chức năng cần vận động nhân dân tích cực tham gia phòng cháy rừng, không để đồng bào đốt nương rẫy trong khi có gió to, không cho trẻ em đi chăn trâu đem lửa vào rừng, người lớn không nấu ăn trong rừng những ngày có nắng nóng cao điểm.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ kiên trì theo đuổi việc nuôi và cho sinh sản nhân tạo càng đước (rùa răng, trọng lượng 7- 8kg), nông dân Võ Thành Ngay (52 tuổi, ấp Phú Bình, xã Phú Lộc, Tân Châu, An Giang) là một trong rất ít người bước đầu thành công với mô hình được cho là mạo hiểm, nhưng hiệu quả lại rất cao.

Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp nuôi gà an toàn sinh học dưới tán cây lâu năm ở Bình Phước đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Hình thức này còn góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm gà sạch, bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Cách làm của hộ ông Lê Xuân Tuyến ở ấp 1, xã Minh Lập (Chơn Thành) là ví dụ điển hình.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, họ đang gặp phải nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề cấp phép kiểm dịch và nhập khẩu.

Bà con nông dân ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vốn gắn bó với nghề chăn nuôi từ lâu. Bên cạnh việc trồng lúa, hầu hết nông hộ đều có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những năm 2010 trở về trước, nuôi heo nái và heo thịt quy mô gia trại là thế mạnh ở đây.

Là xã thuần nông, những năm qua xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, toàn xã có 1.699 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp. Vật nuôi cho giá trị thu nhập cao nhất phải kể đến con trâu.