Chủ động diệt chuột trước khi vào vụ Đông Xuân

Ông Võ Xuân Thiết, Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy Phước, cho biết:
Để triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp diệt trừ chuột có hiệu quả, hạn chế thiệt hại trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2015-2016, Trạm Bảo vệ thực vật huyện tổ chức phát động phong trào toàn dân ra quân diệt chuột, và tập huấn cho hơn 300 hộ nông dân trên địa bàn huyện về các biện pháp diệt chuột.
Cùng với việc áp dụng những biện pháp diệt chuột trước đây như: đào hang, đặt bẫy, bả, xông khói…, huyện Tuy Phước đã trích kinh phí hơn 73,1 triệu đồng cùng với kinh phí hỗ trợ của tỉnh để mua 2.250 kg thuốc sinh học Biorat (diệt chuột trên diện tích khoảng 750 ha) để hỗ trợ các địa phương.
Đến thời điểm này, số thuốc Biorat nói trên đã được phân bổ về các xã, thị trấn trong huyện.
Theo kế hoạch, vào ngày 30.11, huyện Tuy Phước sẽ tổ chức đồng loạt ra quân đặt thuốc sinh học Biorat trên diện rộng và theo từng cánh đồng để việc diệt chuột đem lại hiệu quả cao nhất.
Riêng tại 2 xã Phước An và Phước Thành, nơi có nhiều gò cao và bụi rậm, có chuột tập trung nhiều, nên đã triển khai đặt thuốc diệt chuột trước với 450 kg thuốc Biorat (tương đương 150 ha).
Ông Võ Xuân Thiết cho biết thêm:
Ngoài việc nhận hỗ trợ thuốc Biorat diệt chuột của tỉnh và huyện, nhiều địa phương trong huyện cũng đã chi kinh phí mua thêm thuốc Biorat, đồng thời xây dựng kế hoạch ra quân diệt chuột với nhiều hình thức; có nơi còn tổ chức thu mua đuôi chuột để khuyến khích mọi người, mọi nhà diệt chuột bảo vệ mùa màng.
Điển hình như tại xã Phước Lộc, đuôi chuột được xã mua với giá 4.000 đồng/đuôi, tại xã Phước Thành là 1.500 đồng/đuôi…
Có thể bạn quan tâm

Rau nhút là loại chỉ ưa sống và phát triển tốt ở vùng nước sạch sẽ. Người trồng rau nhút cũng không cần sử dụng nhiều phân, thuốc nên loại rau này còn được xem là thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Đó là điều kiện thuận lợi để mô hình trồng rau nhút được nhiều hộ dân ở ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú - An Giang) nhân rộng.

Năm 2008, nghề nuôi yến chính thức xuất hiện, khi TP.Hồ Chí Minh thực hiện đề án thí điểm nhà nuôi yến tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ). Từ đó đến nay, hoạt động dẫn dụ yến phát triển rầm rộ.

Đó là anh Hoàng Văn Len ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình với mô hình nuôi gà 6 cựa cho hiệu quả kinh tế cao không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân nơi đây.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế.

Những năm gần đây, mô hình nuôi heo (lợn) kết hợp với thả cá đã không còn xa lạ đối với bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.