Chủ Động Dập Dịch Lợn Tai Xanh Ở Thái Bình

Tỉnh Thái Bình đang tập trung chỉ đạo dập dịch lợn tai xanh tại 2 xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) và Vũ Vân (huyện Vũ Thư). Hiện tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn 2 xã này bước đầu được khống chế, số lợn bị ốm cơ bản đã được chữa trị kịp thời và đang dần hồi phục.
Theo Chi cục Thú y tỉnh, dịch bệnh tai xanh tại Thái Bình được phát hiện trên đàn lợn của một số hộ chăn nuôi ở xã Vũ Hòa từ hơn một tuần nay. Dịch bệnh đã phát sinh ở 66 hộ chăn nuôi của 8 thôn tại 2 xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) và Vũ Vân (huyện Vũ Thư) với tổng số lợn mắc bệnh là 144 con trong tổng đàn gần 500 con.
Ngay sau phát hiện dịch tai xanh trên đàn lợn tại 2 xã Vũ Hòa và Vũ Vân, tỉnh Thái Bình đã khẩn trương chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở cùng các hộ chăn nuôi có lợn bị bệnh tập trung khoanh vùng, thực hiện đồng bộ các biện pháp chống dịch. Huyện Kiến Xương đã lập 3 chốt kiểm dịch tại các đầu mối giao thông liên xã và tiến hành tiêu hủy 3 con lợn thịt không rõ nguồn gốc vận chuyển từ địa phương khác vào xã. Xã Vũ Hòa cũng thành lập 2 tổ kiểm tra lưu động, yêu cầu các hộ chăn nuôi trong xã ký cam kết không bán chạy, không giết mổ lợn bệnh để tránh lây lan dịch; đồng thời sử dụng hàng trăm ki lô gam hóa chất, vôi bột để tiêu độc, khử trùng tại thôn có dịch và các thôn khác. Tại xã Vũ Vân đã triển khai tổ kiểm tra lưu động để kiểm soát vận chuyển, thu mua, giết mổ lợn trên địa bàn xã, khẩn trương thành lập các chốt kiểm dịch kiểm soát 24/24 giờ tại bến đò và các đầu mối giao thông ra vào xã...
Chi cục Thú y tỉnh đã tạm ứng 2.000 liều vắc xin phòng bệnh tai xanh (chủng JXA1 - R) để tiêm phòng dập dịch và cấp trên 250 kg hóa chất Benkocid cho Ban chỉ đạo Phòng chống dịch các địa phương để thực hiện khử trùng tiêu độc phòng chống dịch tai xanh tại 2 xã; đồng thời tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch, tập trung hướng dẫn, hỗ trợ điều trị bệnh tại cơ sở.
Ông Phạm Thành Nhương, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình cho biết: do thực hiện đồng bộ kịp thời các biện pháp phòng chống dịch, nên đến nay dịch bệnh lợn tai xanh xảy ra trên địa bàn 2 xã trên bước đầu được khống chế. Đến ngày 10/4, các xã không phát sinh thêm lợn ốm mới, số lợn bị ốm ở 2 xã đã cơ bản được chữa trị kịp thời và đang dần hồi phục.
Để chủ động phòng chống, ngăn chặn dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh, dịch lở mồm long móng phát sinh và lây lan, tỉnh Thái Bình chỉ đạo các địa phương tổ chức tốt các đợt tiêm phòng cho gia súc, gia cầm; nhất là tiêm phòng các bệnh lở mồm long móng, tai xanh và cúm gia cầm; tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn; đồng thời, tổ chức lực lượng thường trực, bố trí sẵn nhân lực, vật tư, kinh phí để giám sát chặt chẽ dịch bệnh, chủ động ứng phó kịp thời với những diễn biến của các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản, đặc biệt là các loài cá nước lạnh, thủy đặc sản do nguồn nước dồi dào, chưa bị ô nhiễm. Những năm qua, phát triển thủy sản góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Mơ ước trở thành kỹ sư công trình thủy lợi, nhưng khi “giấc mơ” trở thành hiện thực với 5 năm kinh nghiệm và công việc ổn định ở thủ đô, Thái Đình Hải lại “bỗng nhiên” từ bỏ tất cả, trở về quê nuôi lợn. Câu chuyện về chàng trai trẻ “ngược đời” này đang chuẩn bị đi đến hồi... kết thúc có hậu.

Sau 2 năm dài tôm bị dịch bệnh bùng phát làm chết tràn lan khiến hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL trắng tay, gần đây tôm nuôi “được mùa, được giá”, tạo nên không khí sôi động trên các cánh đồng tôm…

Tình trạng thương lái Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam thu mua tôm nguyên liệu với giá cao, số lượng lớn đang gây rối loạn thị trường tôm nguyên liệu trong nước. Điều này còn khiến nhiều doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu chao đảo bởi thiếu nguyên liệu.

Nguồn nước sông ngòi ở Cà Mau đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi thuỷ sản của tỉnh. Vì vậy, bảo vệ môi trường nước trong nuôi thuỷ sản đang trở thành vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết để bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Bởi môi trường nước không những tác động rất lớn đến hiệu quả trong nuôi thuỷ sản, mà còn giúp các loài thuỷ sinh vật khác phát triển và cân bằng môi trường sinh thái trong tự nhiên.