Chủ động cung ứng nguồn giống gia cầm tại chỗ đảm bảo chất lượng

Hội thảo do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở NN& PTNT Quảng Ninh tổ chức tại Trung tâm Tổ chức hội nghị tỉnh trong 2 ngày 18 và 19/11.
Quang cảnh Hội thảo.
Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi phía Bắc” được triển khai trong 3 năm từ 2014 - 2016 tại 7 tỉnh: Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Điện Biên, Quảng Ninh, Hà Giang và Lai Châu.
Sau 2 năm triển khai, đến nay dự án đã hỗ trợ 10.000 con gà, vịt bố mẹ; cung cấp thức ăn hỗn hợp cho các giai đoạn dò hậu bị và sinh sản cho 76 hộ tham gia mô hình.
Đồng thời vận hành 5 cơ sở ấp trứng gia cầm tại 5 tỉnh.
Dự án cũng đã đào tạo, huấn luyện kỹ thuật cho trên 300 người cả trong và ngoài mô hình.
Mô hình triển khai đáp ứng được nhu cầu của người dân về sản xuất giống gia cầm tại chỗ đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn giống, có nguồn gốc, góp phần giảm tỉ lệ gia cầm nhập lậu tại các tỉnh biên giới phía bắc.
Các hộ tham gia mô hình cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bước đầu đưa an toàn sinh học vào chăn nuôi, hình thành các nhóm hộ chăn nuôi.
Nhìn chung, đàn gà, vịt bố mẹ đưa vào mô hình phát triển tốt, tỷ lệ đẻ trứng, tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở đạt cao.
Hiệu quả kinh tế của mô hình được đánh giá cao hơn khoảng 10% so với sản xuất đại trà trước đây.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi kinh nghiệm về quy trình, kỹ thuật chăn nuôi.
Đồng thời hầu hết các ý kiến đều mong muốn tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình của dự án trong thời gian tới.
Trước đó, chiều 18/11, đoàn đại biểu tham dự Hội thảo đã tham quan mô hình nuôi vịt biển tại phường Mông Dương (TP Cẩm Phả) và phường Hà Phong (TP Hạ Long).
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2007, người dân xóm 9, xã Hải Đường (Hải Hậu, Nam Định) đã đưa cây thanh long vào trồng thử nghiệm. Với quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và kinh nghiệm thâm canh của người dân nơi đây, cây thanh long đã sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Ngày 17.12, ngư dân Phạm Lâm (trú tại thôn Bãi Làng, Cù Lao Chàm - Quảng Nam) khi đánh bắt tại khu vực biển Cù Lao Chàm đã câu được 3 cá mú “khủng”. Con nhỏ nhất nặng 16 kg, con kế tiếp nặng 28 kg, con lớn nhất nặng gần 73 kg với chiều dài thân lên đến 2 mét, chiều ngang 0,6 mét.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Đặng Trường Khanh đã làm nhiều việc khác không liên quan gì đến cây ca cao, nhưng bỗng dưng anh lại được “lệnh” của cha mình rời TP.Hồ Chí Minh lên huyện Định Quán (Đồng Nai) thay ông triển khai dự án phát triển cây ca cao ở vùng đất này. Hơn 8 năm qua, anh đã có biết bao buồn vui với cây ca cao.

Dự án chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được triển khai thử nghiệm tại 12 hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) thời gian vừa qua đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người chăn nuôi…

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) nuôi heo siêu nạc.