Chủ động cung ứng nguồn giống gia cầm tại chỗ đảm bảo chất lượng

Hội thảo do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở NN& PTNT Quảng Ninh tổ chức tại Trung tâm Tổ chức hội nghị tỉnh trong 2 ngày 18 và 19/11.
Quang cảnh Hội thảo.
Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi phía Bắc” được triển khai trong 3 năm từ 2014 - 2016 tại 7 tỉnh: Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Điện Biên, Quảng Ninh, Hà Giang và Lai Châu.
Sau 2 năm triển khai, đến nay dự án đã hỗ trợ 10.000 con gà, vịt bố mẹ; cung cấp thức ăn hỗn hợp cho các giai đoạn dò hậu bị và sinh sản cho 76 hộ tham gia mô hình.
Đồng thời vận hành 5 cơ sở ấp trứng gia cầm tại 5 tỉnh.
Dự án cũng đã đào tạo, huấn luyện kỹ thuật cho trên 300 người cả trong và ngoài mô hình.
Mô hình triển khai đáp ứng được nhu cầu của người dân về sản xuất giống gia cầm tại chỗ đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn giống, có nguồn gốc, góp phần giảm tỉ lệ gia cầm nhập lậu tại các tỉnh biên giới phía bắc.
Các hộ tham gia mô hình cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bước đầu đưa an toàn sinh học vào chăn nuôi, hình thành các nhóm hộ chăn nuôi.
Nhìn chung, đàn gà, vịt bố mẹ đưa vào mô hình phát triển tốt, tỷ lệ đẻ trứng, tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở đạt cao.
Hiệu quả kinh tế của mô hình được đánh giá cao hơn khoảng 10% so với sản xuất đại trà trước đây.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi kinh nghiệm về quy trình, kỹ thuật chăn nuôi.
Đồng thời hầu hết các ý kiến đều mong muốn tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình của dự án trong thời gian tới.
Trước đó, chiều 18/11, đoàn đại biểu tham dự Hội thảo đã tham quan mô hình nuôi vịt biển tại phường Mông Dương (TP Cẩm Phả) và phường Hà Phong (TP Hạ Long).
Có thể bạn quan tâm

Theo bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn thợi thủy sản (KT-BVNTTS) Bình Định, vụ đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định đã kết thúc vào tháng 9 âm lịch. Mọi năm, thời điểm này, do nhiệt độ nước lên cao nên cá ít xuất hiện, và nếu đánh bắt được thì chất lượng cá cũng rất thấp, nên các tàu đánh bắt đều neo bờ hoặc làm nghề khác.

Theo đó, trong thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tục phản ánh việc bơm nước vào gia súc trước và sau khi giết mổ tại một số địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Cà Mau, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Đăk Lăk...

Đây là hình thức đánh bắt gần bờ, phù hợp với những ghe tàu nhỏ, đi về trong ngày. Vùng chuyên đánh bắt cá cơm tập trung tại các cửa biển thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển…, trong đó cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) và cửa biển Khánh Hội (huyện U Minh) là hai điểm được người dân tập trung trao đổi mua bán mặt hàng này.

Căn cứ Nghị định 67, Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An đã xác định chỉ tiêu đóng mới, nâng cấp phương tiện phục vụ khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn.

Theo đó, bắt đầu từ hôm nay (31/10), CropLife Việt Nam (Tiểu ban ngành nghề của EuroCham) sẽ phối hợp với Cục BVTV và Chi cục BVTV 6 tỉnh ĐBSCL (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng) tổ chức sự kiện Stewardship Day 2014. Trong đó, Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng là những tỉnh lần đầu tiên tham gia vào sự kiện này.