Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Cho Gieo Trồng Vụ Xuân

Chủ Động Cho Gieo Trồng Vụ Xuân
Ngày đăng: 12/02/2015

Ký Phú là một trong những địa phương trồng nhiều cây vụ đông nhất của huyện Đại Từ, trong đó, chủ yếu là các loại ngô, khoai và bí đỏ.

Vụ xuân 2015, huyện Đại Từ có kế hoạch gieo trồng hơn 7.000ha lúa và cây màu các loại. Ngay từ đầu vụ, chính quyền địa phương và người dân đã tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để đảm bảo cho vụ mới.

Khi chuẩn bị bước vào gieo cấy vụ xuân, người dân đã khẩn trương thu hoạch để làm đất. Bà Nguyễn Thị Hà ở xóm Cả, xã Ký Phú chia sẻ: Vụ đông vừa qua nhà tôi trồng được 4 sào ngô lai và hơn 1 sào bí đỏ. Khi có lịch cấy vụ xuân, gia đình tôi đã thu hoạch bí đỏ trước để làm đất, thu hoạch đết đâu làm đất đến đó. Việc “tậu” được chiếc máy cày nên làm đất cũng nhanh hơn nhiều nhưng không thể chủ quan vì làm nông nghiệp còn phải theo đúng lịch thì năng suất mới đảm bảo.

Ngược về xã Văn Yên, địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp thường thiếu nước vào vụ xuân nên làm đất cấy vụ xuân thường gặp rất nhiều khó khăn như cánh đồng xóm Núi (xóm Núi), cánh đồng Kỹ Thuật (xóm Cầu Găng, xóm Đinh) nhưng năm nay nguồn nước thuận lợi nên người dân đã làm đất được hơn 70% diện tích đất.

Chị Trần Thị Hà đang làm đất cấy tại cánh đồng Kỹ Thuật cho biết: Mọi năm để cấy được trên cánh đồng này, chúng tôi phải đợi mọi cánh đồng xung quanh cấy xong, khi đó mới có nước thừa đổ về thì mới làm được đất nhưng năm nay sẵn nước nên chúng tôi đã làm xong đất chờ khi cây mạ được tuổi là cấy hoặc gieo xạ.

Vụ xuân năm nay, tổng diện tích gieo cấy lúa của huyện Đại Từ đạt gần 5.700ha, trong đó, diện tích lúa lai có 1.600ha, lúa thuần là 2.300ha. Trong đó, lúa xuân chính vụ chiếm khoảng 3% diện tích gồm các giống lúa: Q5, Bắc thơm, Nhị ưu 838: lúa xuân muộn chiếm 97% diện tích, tập trung vào các giống lúa thuần, lai chất lượng cao: Khang dân 18; HT9, Nàng Xuân; SYN 6…

Ngoài ra, những diện tích có nguy có thiếu nước làm đất, huyện Đại Từ đã chủ động hướng dẫn bà con chuyển sang trồng những cây ngắn ngày như: lạc, khoai lang, đậu tương, dưa chuột…diện tích trồng mầu ước đạt hơn 1.630ha. Ngày từ đầu tháng 12-2014, ngành Nông nghiệp huyện đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo cán bộ kỹ thuật đi kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ xuân.

Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành tập huấn kỹ thuật, quy trình gieo cấy vụ xuân; tổ chức cho nông dân đăng kí giống lúa, ngô kịp thời phục vụ cho sản xuất vụ xuân; thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao… cho các hộ dân. Trạm Khuyến nông huyện đã dự trữ các loại giống để kịp thời cung ứng cho người dân đề phòng trường hợp thiếu hụt do thời tiết sấu khiến lúa bị chết...

Ngay cả đối với xã có nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để thực hiện các dự án như An Khánh thì việc sản xuất vụ xuân vẫn được cả chính nguyền về người dân đặc biệt quan tâm.

Bà Nguyễn Thị Oanh, Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh cho biết: Ngay khi có kế hoạch gieo cấy vụ xuân, xã đã huy động người dân đi khai thông hơn 5km kênh mương nối từ kênh nước hồ Phượng Hoàng về tới đồng ruộng và tuyên truyền cho người dân khẩn trương thu hoạch cây mầu vụ đông theo tinh thần thu hoạch đến đâu là làm đất đến đó.

Hiện tại, diện tích đất nông nghiệp của xã còn gần 330ha, trong đó, diện tích chủ động được nguồn nước là 150ha người dân đã làm đất xong và đã gieo cấy lúa được trên 100ha.

Từ nay đến trước Tết Nguyên đán Ất Mùi, xã sẽ phấn đấu hoàn thành gieo cấy vụ xuân. Đối với những khoảnh đất khan hiếm nước (khoảng 110ha) gần khu vực khai trường khai thác than thì hướng dẫn người dân trồng cây mầu ngắn ngày, không để bỏ đất hoang lãng phí.

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ: Đến thời điểm hiện tại, người dân trên địa bàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong cây mầu vụ đông và đã làm đất gieo cấy vụ xuân. Huyện đã chỉ đạo các xa, thị trấn, Trạm Khai thác thủy lợi huyện có kế hoạch dự trữ nước để đề phòng thời tiết có diễn biến tạp có thể gây khô hạn.


Có thể bạn quan tâm

Cải Tạo Đàn Dông Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận) Cải Tạo Đàn Dông Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận)

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...

13/12/2013
Nuôi Cá Tầm Trên Vùng Cao Khánh Thượng Nuôi Cá Tầm Trên Vùng Cao Khánh Thượng

Cứ tưởng rằng ở trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ và độc đáo, một lão nông được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã "phát tài" nhờ nuôi thành công con cá tầm. Ông tên là Hà Văn Vận, dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

04/01/2014
Người Chăn Nuôi Thận Trọng Tăng Đàn Người Chăn Nuôi Thận Trọng Tăng Đàn

Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Dương Văn Trọng, ở tổ 12, phường Tích Lương, T.P Thái Nguyên vẫn nuôi 500 con lợn bột, 50 con lợn nái/lứa và không tăng đàn.

13/12/2013
Tín Hiệu Vui Từ Các Mô Hình Nuôi Tôm Công Nghiệp Tín Hiệu Vui Từ Các Mô Hình Nuôi Tôm Công Nghiệp

Năm 2013 khép lại, đánh dấu sự thành công của nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhiều vùng nuôi liên tục thất bát trong năm trước, nay lại được mùa đã góp phần đem lại “sinh khí” mới cho loại hình nuôi trồng thủy sản này.

04/01/2014
Sản Xuất Lúa Sạch, Hướng Đến Tăng Tính Cạnh Tranh Trong Nông Nghiệp Sản Xuất Lúa Sạch, Hướng Đến Tăng Tính Cạnh Tranh Trong Nông Nghiệp

Cũng theo GS-TS Võ Tòng Xuân - cố vấn mô hình sản xuất lúa sạch của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Thanh Liêm (Đồng Tháp) thì hiện nay, sản phẩm Việt Nam xuất sang thị trường các nước được kiểm định rất nghiêm ngặt, nhất là thị trường Nhật Bản. Hiện nước này có đến 600 mẫu kiểm định, nếu kiểm định sản phẩm có chứa những chất này họ sẽ không nhập khẩu.

13/12/2013