Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ động bảo vệ lúa đông xuân

Chủ động bảo vệ lúa đông xuân
Ngày đăng: 26/11/2015

Từ nguyên nhân trên, vụ đông xuân 2015 - 2016, chi phí sản xuất sẽ tăng cao và thiếu hụt nguồn nước trong mùa hạn.

Ảnh hưởng lũ nhỏ Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch lúa thu đông được 31.196/170.180 héc-ta và đã có 20.510/238.000 héc-ta xuống giống vụ đông xuân 2015 - 2016 ở các huyện: Tri Tôn, Phú Tân, Tịnh Biên, An Phú…

Do tổng lượng dòng chảy thượng nguồn Mê Kông về khu vực đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20 - 40%, nên những tháng đầu mùa khô năm 2015 - 2016, mực nước các trạm chính sông Cửu Long ở mức thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Khả năng xâm nhập mặn sẽ cao hơn, các địa phương cần sớm có các biện pháp chủ động phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn. Để hạn hán không ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông xuân 2015 - 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương tập trung theo dõi, khẩn trương làm đất, gieo sạ lúa vụ đông xuân 2015 - 2016.

Phần diện tích còn lại sẽ xuống giống sớm và tập trung dứt điểm trong tháng 12-2015.

Theo kế hoạch, toàn tỉnh sẽ có 3 đợt xuống giống từ tháng 11-2015 và chậm nhất là đến 10-1-2016.

Từng địa phương có kế hoạch xuống giống trong khung thời vụ chung của tỉnh, đảm bảo đủ nước tưới trong các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, các giai đoạn lúa trổ và chín, thu hoạch có đầy đủ ánh sáng, khô ráo và tránh hạn cuối vụ.

Tùy theo tình hình rầy nâu vào bẫy đèn ở từng địa phương mà có lịch xuống giống cụ thể, nhưng phải tuân thủ lịch xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy.

Lưu ý, trên cùng một tiểu vùng không để nhiều trà lúa đan xen nhau.

Giải pháp ứng phó

Nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu và ứng phó với thời tiết hiện tại, vụ thu đông 2015-2016, An Giang sản xuất các giống chủ lực, như: Nhóm cao sản chất lượng cao (OM 5451, OM 4900…), nhóm lúa thơm và nếp (Jasmine 85, Nếp CK92..), giống bổ sung như: OM 6073, OM 7347…

Ngoài các giống lúa trên, bố trí một diện tích sản xuất các giống lúa thuộc nhóm giống triển vọng để thay thế các giống lúa không còn phù hợp trong sản xuất tại địa phương, như: AGPPS103, OM 8018, GKG8…

Lũ nhỏ sẽ làm tăng chi phí sản xuất và khâu quản lý dịch bệnh rất khó khăn.

Đặc biệt, thời tiết trong vụ đông xuân tới sẽ là điều kiện cho sinh vật chủ yếu gây hại phát sinh và phát triển mạnh trên diện rộng, như: Rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoán lá, chuột, bệnh đạo ôn…

Tuy nhiên, nông dân cần bình tĩnh áp ứng dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” vào sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng lúa gạo hàng hóa.

Trong đó, chú trọng sử dụng giống lúa xác nhận, nên sạ thưa hoặc sạ hàng với lượng giống từ 100 - 120 kg/héc-ta.

Đồng thời, giảm lượng phân đạm và tăng cường sử dụng phân kali giai đoạn đầu giúp cây lúa khỏe, trồng cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch, giúp hạn chế sâu gây hại lúa… Box: Nông dân thường xuyên thăm đồng để phát hiện dịch bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngành Nông nghiệp cũng khuyến cáo, người dân cần vệ sinh đồng ruộng thật sạch trước khi gieo sạ.

San bằng mặt ruộng bằng tia laser để tạo điều kiện cho lúa phát triển đồng đều và hạn chế sự gây hại của ốc bươu vàng; không sử dụng các loại thuốc gây hại thiên địch nhằm tránh sự bộc phát của rầy nâu; giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật không cần thiết; áp dụng các giải pháp tưới nước tiết kiệm, nhất là với các trà lúa xuống giống muộn trong mùa khô…


Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo Mô Hình Canh Tác Mè Trên Nền Đất Lúa Ở Đồng Tháp Hội Thảo Mô Hình Canh Tác Mè Trên Nền Đất Lúa Ở Đồng Tháp

Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp vừa kết hợp với UBND xã Bình Hàng Trung tổ chức hội thảo mô hình canh tác mè trên nền đất lúa.

12/05/2012
Báo Động Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Quảng Canh Cải Tiến Báo Động Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Quảng Canh Cải Tiến

Vài năm trở lại đây, ở Tiền Giang, tình hình dịch bệnh trên tôm sú nuôi quảng canh cải tiến ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi đó các biện pháp kiểm soát chất lượng môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh đối với mô hình này dường như không có hiệu quả. Vậy mà, hiện nay bà con nuôi tôm quảng canh cải tiến vẫn còn xem nhẹ vấn đề chất lượng con giống khi chỉ mua loại tôm sú giống được xem là dành riêng cho hình thức nuôi này với giá chỉ bằng 40% so với tôm giống thả nuôi thâm canh, bán thâm canh. Đây chính là mầm móng dễ xảy ra dịch, bệnh báo động.

23/04/2012
Các HTX Ở Nam Định Không Còn Mặn Mà Sản Xuất Lúa Lai F1 Các HTX Ở Nam Định Không Còn Mặn Mà Sản Xuất Lúa Lai F1

Sau hơn 15 năm triển khai sản xuất, mô hình lúa lai F1 đang có dấu hiệu chững lại. Lãnh đạo nhiều huyện, xã, đặc biệt các chủ nhiệm HTX không còn mặn mà với mô hình một thời là vấn đề thời sự trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Vậy nguyên nhân vì sao?

17/07/2012
29ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Ở Quảng Nam 29ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Ở Quảng Nam

Vụ 1 năm nay, toàn huyện Núi Thành thả nuôi tôm trên diện tích 600ha (bằng 60% kế hoạch). Mặc dù các hộ thả nuôi tôm đúng lịch thời vụ nhưng do nguồn nước, con giống chưa đảm bảo nên đã có 29ha bị dịch bệnh.

13/05/2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản

So với các tỉnh ĐBSCL, Bến Tre có tổng đàn heo trên 500 ngàn con, với phẩm cấp giống khá tốt. Tuy nhiên, đa số sản xuất dưới hình thức nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ và mức độ đầu tư về cơ sở vật chất chưa cao, chưa có qui hoạch khu chăn nuôi riêng. Vì vậy, việc bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng luôn là vấn đề bức thiết. Trong đó, giải pháp an toàn sinh học luôn được chú trọng.

13/04/2012