Chủ Động Bảo Vệ Đàn Trâu, Bò

Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ có nhiều đợt rét đậm, ảnh hưởng đến chăn nuôi và trồng trọt. Để giảm thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc.
Huyện Hàm Yên hiện có hơn 16.500 con trâu, hơn 1.000 con bò, tập trung nhiều ở các xã: Hùng Đức, Yên Phú, Thành Long, Minh Hương, Phù Lưu, Thái Sơn... Để đàn trâu, bò của huyện phát triển tốt trong mùa đông, Hàm Yên đã chỉ đạo các xã, thị trấn vệ sinh chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh tốt, tuân thủ nghiêm những quy định hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Đồng thời dự trữ nguồn thức ăn từ rơm rạ, tận dụng đất đai để trồng thêm các loại cỏ, trồng ngô làm thức ăn cho gia súc, chế biến thêm các tinh bột từ sản phẩm công nghiệp để nuôi dưỡng cho đàn trâu.
Vụ đông năm nay, toàn huyện đã trồng trên 700 ha ngô ruộng, trong đó 1/3 là diện tích ngô trồng theo mật độ dày làm thức ăn cho gia súc. UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với Trạm Thú y huyện giám sát tốt dịch bệnh trên đàn gia súc, xử lý kịp thời khi có dịch phát sinh, không để dịch lây lan ra diện rộng. Đến nay, các xã, thị trấn đã tổ chức tiêm phòng cho 28.000 lượt con trâu, 1.400 lượt con bò. Việc kiểm soát giết mổ, phòng dịch lây lan cũng được quản lý chặt.
Xã Phù Lưu có gần 1.000 con trâu, bò; UBND xã chỉ đạo các thôn, bản hướng dẫn bà con cách làm chuồng trại hợp lý, chủ động nguồn thức ăn trong mùa rét. Gia đình ông Phạm Lễ Hưng ở thôn Phù Yên có đàn trên 30 con trâu cho biết: Trước đây gia đình không dám chăn nuôi trâu theo số lượng lớn vì không biết cách chăm sóc đàn trâu trong mùa lạnh cũng như những đợt bùng phát dịch bệnh. Những năm gần đây, cách chăm sóc, nuôi dưỡng đàn được phổ biến, tuyên truyền thường xuyên nên gia đình cũng yên tâm hơn. Năm nào gia đình ông cũng dự trữ sẵn rơm rạ, trồng thêm cỏ làm thức ăn cho trâu như cỏ voi, cỏ VA06…
Gia đình chị Hoàng Thị Tạ, thôn Khởn, xã Thái Sơn nuôi 3 con trâu để lấy sức kéo. Chị Tạ cho biết, để có thức ăn cho trâu trong mùa đông, gia đình chị tranh thủ phơi rơm để sẵn sàng những lúc rét đậm rét hại. Gia đình chị còn trồng hơn 4 sào ngô đông để làm thức ăn cho đàn trâu. Cùng với việc chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc, chính quyền các xã, thị trấn vận động người chăn nuôi đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, phòng tránh gió rét. Tại xã Minh Khương, công tác bảo vệ đàn trâu bò trong mùa rét đang được triển khai đến từng thôn, bản, hộ chăn nuôi. Theo anh Lê Nguyên Long, Chủ tịch UBND xã Minh Khương, xã hiện có trên 600 con trâu, bò, trong đó riêng trâu 579 con. Từ đầu tháng 10, xã đã vận động bà con chuẩn bị bạt, bao tải để quây chuồng trại, qua đánh giá sơ bộ, hiện khoảng 50% chuồng trại của những người chăn nuôi đã đạt tiêu chuẩn, số còn lại một phần do tập quán chăn thả, một phần do nhận thức của người dân nên xã đang tiếp tục tuyên truyền, vận động để từng bước thay đổi.
Ông Hà Mạnh Tường, Phó phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Yên cho biết, qua kinh nghiệm từ các năm trước, nên Hàm Yên chủ động thực hiện tốt kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn gia súc trong mùa đông. Đến nay, hầu hết các gia đình có đàn trâu, bò đã đầu tư kinh phí để gia cố lại chuồng trại, trồng cỏ voi và ngô đông làm thức ăn cho gia súc. Phòng Nông nghiệp và PTNT sẽ tích cực phối hợp cán bộ các xã, thị trấn phổ biến kinh nghiệm chống rét cho gia súc như làm áo, đốt ủ trấu; hướng dẫn bà con che chắn, sửa chữa, làm mới chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo khô ráo, kín gió; tích cực trồng cỏ, ngô dày trên diện tích đất trống, đất soi bãi, đất hoang để làm thức ăn cho trâu, bò. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của từng thôn bản, khu dân cư.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam cho biết, số cá tra giống này được thuần hóa giống bố mẹ lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, cho sinh sản tại cơ sở nuôi trồng của trung tâm cách đây 3 tháng. Cá tra là loại thủy sản được nuôi thả phổ biến ở miền Nam và trong những năm gần đây đã được nuôi thành công tại Quảng Nam. Đợt thả cá này mang tính chất thử nghiệm với mục đích qua sự chọn lọc của tự nhiên có thể lưu giữ nguồn gien giống cá tra, góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

Nuôi ong mật lâu nay là một trong những nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) bởi chi phí đầu vào thấp, người nuôi dễ tiếp cận với nghề. Để duy trì nghề nuôi ong mật, Hội Nông dân xã Động Đạt đã thành lập Chi hội Nuôi ong với 26 hội viên. Hàng năm, 500 đàn ong mật của các hội viên Chi hội đã cung ứng ra thị trường từ 10 đến 12 tấn mật.

Chỉ cần điện thoại là hải sản từ nhiều vùng mien sẽ được đóng thùng gửi đến tận nhà trong vòng 1 ngày

Ngoài yếu tố dịch bệnh, sự cạnh tranh từ các thương lái nước ngoài, việc người nuôi tôm neo hàng chờ giá đã tạo sức ép khá lớn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ đến cả ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Người dân thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội), có nghề nuôi vịt đẻ trứng. Nhắc đến nghề này, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Châu Đào Quang Huệ tươi cười: "Trứng vịt lộn người Hà Nội ăn đều có xuất xứ từ làng tôi cả. Trứng vịt của làng có mặt ở khắp nơi: Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, nhưng chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Nhờ trứng mà hộ nghèo ở thôn này giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều gia đình sáng "mở mắt" ra đã có cả triệu đồng tiền lãi.