Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Bằng... Bột Bã Mía

Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Bằng... Bột Bã Mía
Ngày đăng: 19/05/2014

Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp khắc phục dịch bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (EMS), thì một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thử nghiệm đưa bột bã mía vào ao nuôi tôm của mình.

Người ứng dụng phương pháp trên là ông Võ Hồng Ngoãn, “vua” nuôi tôm ở xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ông Ngoãn cho biết: “Ý tưởng này thật ra là do một cựu kỹ sư độc lập tên Cường (không nhớ rõ họ) quê ở Bình Định, cũng là một người có nhiều năm nuôi tôm ở ĐBSCL đề xuất”.

Theo ông Ngoãn, ban đầu ông hoàn toàn không tin điều này nhưng với sự thuyết phục của kỹ sư Cường, thay vì để ao bỏ không chờ qua cơn dịch mới thả nuôi, ông đánh liều, làm thử hai ao. “Tôi đang thả nuôi vụ tôm thứ ba bằng cách hòa lẫn bột bã mía vào nước trong ao, hai vụ trước tôi nuôi tôm thẻ chân trắng thành công 100%, còn vụ này nuôi tôm sú, được hai tháng rồi, tôm phát triển rất tốt”, ông Ngoãn cho biết.

Là người trực tiếp đi khảo sát, nghiên cứu, thậm chí đã thực hiện nuôi thử nghiệm phương pháp trên, TS. Vũ Anh Tuấn, Phân viện trưởng Phân viện Thủy sản Minh Hải (Cà Mau), thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, cho rằng: “Phương pháp này có thể nói là thành công nhất hiện nay, dù không phải 100% tôm không bị bệnh nhưng tỷ lệ chết giảm”.

Theo ông Tuấn, bột bã mía thường được dùng cho trồng trọt, nó bổ sung các chất như sắt, kẽm, phốt pho... cho cây. Nhưng đồng thời, ở trong nước, bột bã mía cũng rất tốt, nó bổ sung chất khoáng cho hệ thực vật như tảo phát triển và một số chất như sắt, kẽm... cũng rất cần cho tôm, đặc biệt là tôm thẻ.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cho biết, khi ứng dụng phương pháp này, hệ vi sinh vật có lợi phát triển rất tốt, nhờ đó làm cho độ kiềm (pH) trong nước ổn định ở mức phù hợp cho tôm phát triển. Chính vì vậy, người nuôi không cần phải dùng nhiều vôi, chất nâng độ pH trong nước, đặc biệt ít nhất trong hai tháng đầu, giúp làm giảm rất nhiều chi phí đầu tư.

Cụ thể, theo ông Ngoãn, sử dụng bột bã mía để nuôi tôm, chi phí đầu tư giảm khoảng 40-50%. “Chi phí giảm, thứ nhất, do không cần dùng vôi; thứ hai, do hệ tảo và vi sinh vật có lợi trong ao phát triển tốt nên không phải tốn nhiều tiền mua thức ăn cũng như các sản phẩm vi sinh đậm đặc do các tập đoàn thuốc thú y sản xuất, được bán với giá đắt đỏ như hiện nay”, ông Ngoãn cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân tập trung xuống giống mì Nông dân tập trung xuống giống mì

Theo nhiều hộ dân ở những vùng trồng mì lớn trong tỉnh Đồng Nai, năm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài và lượng mưa đầu vụ không ổn định nên phải giữa tháng 6 mới triển khai xuống giống mì được, thay vì trồng trong tháng 5 như mọi năm.

20/06/2015
Sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng nhà nông cần cẩn trọng hơn trong lựa chọn Sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng nhà nông cần cẩn trọng hơn trong lựa chọn

Ngày 13/6, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết là đã có thêm một lần nữa khuyến cáo nhà nông về việc sử dụng các loại thuốc BVTV trên cây chè. Theo đó, hiện tại trên cây chè, có 3 loại hoạt chất rất đáng quan tâm là fipronil, acetamiprid và imidacloprid đang để lại dư lượng vượt ngưỡng khiến trà Việt Nam khó thâm nhập thị trường thế giới.

20/06/2015
Nửa đêm ra đồng Nửa đêm ra đồng

Do thời tiết nắng nóng, hiện nay nhiều nông dân ra đồng làm việc vào ban đêm, thay vì ban ngày như thói quen lao động hàng bao năm qua.

20/06/2015
Giá khoai thất thường, người trồng ngao ngán Giá khoai thất thường, người trồng ngao ngán

Cuối tuần vừa rồi, giá khoai lang tím Nhật đã được thu mua với mức giá tăng nhẹ. Niềm vui chưa lâu, đầu tuần này nông dân trồng khoai lại tiếp tục đối mặt với nỗi lo cũ mang tên: giá cả.

20/06/2015
Không nên sạ lúa gửi trong mía Không nên sạ lúa gửi trong mía

Đó là khuyến cáo của bộ phận khuyến nông, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) trước tình hình người dân sạ lúa gửi trong mía ngày càng nhiều.

20/06/2015