Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Chọn Tôm Sú Giống Bằng Cách Gây Sốc

Chọn Tôm Sú Giống Bằng Cách Gây Sốc
Ngày đăng: 31/07/2013

Chọn tôm giống bằng cách gây sốc (stress test) là một phương pháp chọn tôm rất hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi cho các hộ nuôi tôm. Sau khi chọn được lô giống tốt bằng cảm quang, ta nên tiến hành gây sốc cho tôm để kiểm tra khả năng chịu đựng của tôm. Tôm có khả năng chịu đựng kém khi sốc thường là tôm bị nhiễm bệnh. Có thể dùng các phương pháp sau:

* Sốc Formol: cho khoảng 100-200 con tôm vào thau chứa Formol nồng độ 200-250 ml/m3 trong 30 phút. Sau đó khuấy tròn nước để tôm chết lắng vào giữa. Nếu tỷ lệ tôm chết không quá 10% là đàn tôm tốt.

* Sốc Virkon: dùng Virkon với nồng độ 20 g/m3, cũng cho vào từ 100-200 con tôm, sục khí trong thời gian 30 phút, số tôm bị nhiễm bệnh sẽ chết, tôm còn lại là tôm khỏe. Tỷ lệ chết dưới 10% là tôm tốt. Phương pháp này thường dùng để gây sốc cả đàn tôm để loại bỏ số tôm yếu và tôm mang mầm bệnh ra ngoài.

* Hạ độ mặn đột ngột: lấy mẫu khoảng 100-200 con tôm post, nếu nước trong bể ương tôm có độ mặn trên 20‰, ta cho thêm nước ngọt đúng bằng lượng nước mặn, tức là đã giảm độ mặn xuống một nửa, nếu độ mặn thấp hơn ta có thể cho tôm vào thẳng trong môi trường nước ngọt. Sau 2 giờ nếu tỷ lệ tôm chết dưới 5% là đàn tôm tốt.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh đóng rong ở tôm sú nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị Bệnh đóng rong ở tôm sú nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị

Tôm sú (penaeus monodon) là đối tượng nuôi nước lợ quan trọng và phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nuôi tôm sú thành công đã và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ dân ven biển ĐBSCL.

12/11/2015
Thiết kế ao tiên tiến - công nghệ sản xuất tôm sú cỡ lớn ở Brunei Thiết kế ao tiên tiến - công nghệ sản xuất tôm sú cỡ lớn ở Brunei

Dự án này đang triển khai các ao nuôi tăng trưởng và quy trình thực hành tiên tiến với các hệ thống tăng cường an toàn sinh học

25/09/2015
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú

21/09/2015
Các vấn đề khi nuôi tôm sú độ mặn thấp Các vấn đề khi nuôi tôm sú độ mặn thấp

Tôm sú (Penaeus monodon) có khả năng sống trong các môi trường độ mặn, từ 2 phần ngàn (ppt) đến 45 phần ngàn (2-45 ppt).

17/09/2015
Kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp của Úc - Phần 2 Kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp của Úc - Phần 2

Loại bỏ lớp bùn đáy ao sẽ giúp loại bỏ vật chất hữu cơ và các vi khuẩn kị khí có hại trong vụ nuôi kế tiếp.

17/09/2015