Chọn Tôm Sú Giống Bằng Cách Gây Sốc

Chọn tôm giống bằng cách gây sốc (stress test) là một phương pháp chọn tôm rất hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi cho các hộ nuôi tôm. Sau khi chọn được lô giống tốt bằng cảm quang, ta nên tiến hành gây sốc cho tôm để kiểm tra khả năng chịu đựng của tôm. Tôm có khả năng chịu đựng kém khi sốc thường là tôm bị nhiễm bệnh. Có thể dùng các phương pháp sau:
* Sốc Formol: cho khoảng 100-200 con tôm vào thau chứa Formol nồng độ 200-250 ml/m3 trong 30 phút. Sau đó khuấy tròn nước để tôm chết lắng vào giữa. Nếu tỷ lệ tôm chết không quá 10% là đàn tôm tốt.
* Sốc Virkon: dùng Virkon với nồng độ 20 g/m3, cũng cho vào từ 100-200 con tôm, sục khí trong thời gian 30 phút, số tôm bị nhiễm bệnh sẽ chết, tôm còn lại là tôm khỏe. Tỷ lệ chết dưới 10% là tôm tốt. Phương pháp này thường dùng để gây sốc cả đàn tôm để loại bỏ số tôm yếu và tôm mang mầm bệnh ra ngoài.
* Hạ độ mặn đột ngột: lấy mẫu khoảng 100-200 con tôm post, nếu nước trong bể ương tôm có độ mặn trên 20‰, ta cho thêm nước ngọt đúng bằng lượng nước mặn, tức là đã giảm độ mặn xuống một nửa, nếu độ mặn thấp hơn ta có thể cho tôm vào thẳng trong môi trường nước ngọt. Sau 2 giờ nếu tỷ lệ tôm chết dưới 5% là đàn tôm tốt.
Có thể bạn quan tâm

Có được phương pháp kiểm tra. Đánh giá chất lượng giống tốt là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn sản xuất. Bởi vì chất lượng giống có ảnh hưởng rất lớn đến công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới.

Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng mềm vỏ của tôm.

Nước mặn / lợ được đưa vào ao lắng, trữ lắng 7-10 ngày, sát trùng, diệt mầm bệnh bằng clorin 15-30ppm (theo qui trình sử dụng clorin).

Nuôi tôm sú đang là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, nghề nuôi tôm đã tiến đến việc thâm canh hoá ngày càng cao. Do đó, việc quản lý chất lượng nước trong môi trường ao nuôi ngày càng khó khăn, đặc biệt là sự phát sinh tính độc Ammonia (NH3) trong môi trường ao nuôi.

Phong trào sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh đòi hỏi nguồn cung cấp tôm bố mẹ lớn. Nhưng việc xử dụng tôm bố mẹ ngoài tự nhiên bị hạn chế bởi tính mùa vụ và tập tính sinh sản