Chọn Tạo Giống Lúa Phẩm Chất Tốt, Chịu Ngập, Chịu Hạn

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu đề tài “Chọn tạo giống lúa phẩm chất tốt có khả năng chịu ngập, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh hại chính cho tỉnh An Giang”, do Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long làm chủ nhiệm.
Qua hơn 1 năm thực hiện, đề tài nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu: Đánh giá vật liệu khởi đầu cho công tác chọn giống, hoàn thành số liệu phân tích của 100 giống lúa mùa địa phương và 44 giống lúa cao sản ngắn ngày, trong đó có các giống du nhập. Tạo được giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, có khả năng chịu ngập, chịu hạn, chống chịu được sâu bệnh hại chính và có phẩm chất tốt. Kết quả đã chọn giống khả năng chống chịu ngập tốt, như: Swarna sub 1, IR64 Sub 1 và giống chống chịu khô hạn tốt ngắn ngày, như: OM 4900, OM 6162; các giống du nhập, như: WAB 880-138-18- 20-P-HB...
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 3 năm áp dụng thành công mô hình nuôi dúi, anh Nguyễn Văn Tàu (27 tuổi, ngụ TT.Trần Đề, H.Trần Đề, Sóc Trăng) có lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng/tháng.

Mạnh dạn áp dụng và thành công với mô hình nuôi cá tai tượng trong bể bạt, ông Nguyễn Văn Biên (TP.Cần Thơ) thu lãi gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Sau 7 năm tích lũy kinh nghiệm, cặp vợ chồng trẻ ở huyện biên giới Hương Sơn (Hà Tĩnh) bình quân mỗi năm thu trên dưới 300 triệu đồng từ nghề nuôi dúi.

Áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn có cải tiến, mỗi năm, ông Tô Phước Mạnh (44 tuổi, ngụ xã Vĩnh Kim, H.Cầu Ngang, Trà Vinh) thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Mạnh dạn đầu tư nhà lưới trồng dưa, gia đình chị Hoàng Thị Thu (Thị trấn Hà Trung, Thanh Hóa) đã thắng lợi ngay năm đầu tiên.