Chọn Lọc Giống Khoai Lang Mới Cần Gắn Nhu Cầu Thị Trường

Sáng 18/4/2014, Viện Lúa ĐBSCL phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo lần 2 đề tài “Chọn lọc giống khoai lang mới và xây dựng vùng sản xuất giống tại huyện Bình Tân- Vĩnh Long”. Hội thảo đã tập trung thảo luận phẩm chất các giống khoai mới, nhu cầu thị trường trước khi đưa vào sản xuất đại trà.
GS.TS. Nguyễn Thị Lang- Chủ nhiệm đề tài cho biết: Vụ Hè Thu 2012 và vụ Đông Xuân 2012- 2013, Viện Lúa ĐBSCL đã đưa hơn 30 giống khoai lang ở nhiều nơi về sản xuất ở Bình Tân. Sau khi đánh giá năng suất, các thông số về kiểu hình, thành phần dinh dưỡng,… đã chọn được 3 giống khoai chủ lực là OMKL4, OMKL6, khoai tím Nhật Hưng Lộc; 4 giống bổ sung là OMKL18, OMKL2, OMKL5, OMKL13.
Các giống khoai này được đánh giá có năng suất, chất lượng và phù hợp thổ nhưỡng. Riêng thị trường tiêu thụ, qua điều tra hiện có khoảng 20 điểm thu mua khoai lang dọc theo QL1 thuộc TX Bình Minh và Bình Tân, nhưng chủ yếu do thương nhân nước ngoài trực tiếp đưa ra quy cách, giá cả để thương lái người Việt thu mua phân loại, rồi xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Nhiều nông dân cho rằng, ngoài kháng sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng, các giống khoai lang mới sau khi đưa vào sản xuất phải đáp ứng nhu cầu thị trường mới thu hút được nhiều người tham gia.
GS.TS. Nguyễn Thị Lang cho biết, nhu cầu khoai lang xuất khẩu hiện khá lớn. Vì vậy, khi có được vùng sản xuất giống chất lượng, ngành chức năng tỉnh Vĩnh Long cũng cần tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng giết mổ và phân phối thịt bò về tận các địa phương, khiến số lượng bò nhập khẩu từ Australia đã tăng gần 6 lần trong thời gian từ 2012-2014.

Với xu hướng tăng trưởng âm như hiện nay, xuất khẩu thủy sản năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm 15% so với 2014.

Ông Nguyễn Trung Tấn (ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) lắc đầu ngao ngán: “Trước nuôi tôm công nghiệp dễ làm giàu, làm chơi mà ăn thiệt. Còn giờ làm thiệt lại không có ăn.

Vitamin C đã được nghiên cứu và đánh giá là một yếu tố dinh dưỡng vi lượng thiết yếu cho tôm, cá. Sử dụng Vitamin C trong quá trình nuôi là rất cần thiết, giúp việc phòng bệnh cho tôm cá được tốt hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Cá chiên thường sống ở khu vực nước sạch, dòng chảy mạnh, nơi có nhiều khe đá. Cá chiên là loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, giá dao động từ 450 đến 500 nghìn đồng/kg.