Chọn hướng đi riêng với mô hình nuôi cá lăng nha
Chấp nhận rủi ro
Đến nay, anh Điền được xem là “vua” cá lăng nha của Miền Tây bởi hàng năm anh cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh gần 1 tỷ con giống và cá thịt. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, anh Điền trải qua không ít gian nan, thử thách.
Áp lực trước tiên là cá giống. Do đây là thủy sản chỉ sống trong môi trường tự nhiên và số lượng cá khan hiếm. Để thử nghiệm nuôi loài thủy sản này, anh Điền nhờ bạn ở Campuchia mua vận chuyển 80 con cá lăng nha về làm giống.
Dù có kinh nghiệm dày dặn trong sản xuất giống các loại cá ba sa, cá tra nhưng khi thử sức nhân giống với loài cá mới này, anh Điền không ít lần gặp thất bại. “Do cá lăng nha sống trong môi trường tự nhiên nên sản xuất cá giống rất khó khăn.
Đàn cá sinh sản tỷ lệ hao hụt cao, 2 năm tôi phải nhập con giống một lần để làm đàn hậu bị. Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại, đến nay, tôi đã nắm chắc quy trình sản xuất nuôi cá lăng nha” anh Trương Văn Điền chia sẻ.
Từ sự thành công trong quy trình sản xuất giống, anh Điền mạnh dạn tăng diện tích sản xuất từ gần 1ha, lên 3ha. Ngoài việc cung cấp con giống, cá thương phẩm anh Điền còn hỗ trợ kỹ thuật nuôi cho bà con địa phương.
Với mô hình nuôi cá lăng nha, mỗi năm gia đình anh Điền thu nhập gần 1 tỷ đồng. Với giá trị kinh tế sản phẩm mang lại cao, mô hình nuôi cá lăng nha không chỉ giúp gia đình anh có “của ăn của để” mà các hộ nuôi ở địa phương cũng từng bước khá giả hơn. Nhiều hộ nuôi đánh giá, loại thủy sản này sẽ là cứu cánh cho nghề nuôi cá bè địa phương.
Tầm nhìn xa cho đầu ra sản phẩm
Cá lăng nha thuộc loại cá da trơn, thịt cá thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, ngoài tự nhiên số lượng không nhiều, vì thế mà giá sản phẩm tại chợ khá cao. Hiện nay, giá cá thịt nằm trong mức ổn định dao động từ 60.000 - 100.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ cá lăng nha hiện rất nhiều tiềm năng, chủ yếu là cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng trong và ngoài tỉnh.
Anh Điền nhận định, việc nuôi cá lăng nha cũng không quá khó. Đối với địa phương có thuận lợi với dòng nước chảy mạnh, cá sẽ rất phát triển, tỷ lệ bệnh tật của loài thủy sản này cũng khá ít, chỉ xuất hiện một số giai đoạn đầu.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự, hiện nay trên địa bàn huyện có 4 xã nuôi cá lăng nha, nhiều nhất là Thường Phước 1, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B. Sản lượng cung ứng cho thị trường hàng năm lên đến 500 tấn cá thịt. Riêng tại cù lao Long Phú Thuận, từ một vài lồng bè thả nuôi cá lăng nha vào năm 2010, đến nay có hơn 200 lồng bè thả nuôi loại cá này.
Tuy nhiên, việc phát triền ồ ạt, thiếu nắm bắt thị trường tiếp tục đặt ra bài toán khó cho đầu ra sản phẩm. Theo anh Điền, hiện nay không chỉ riêng anh thực hiện sản xuất cá lăng nha giống, nuôi thịt mà đã có nhiều cơ sở cũng thực hiện được, nguồn cung sản phẩm đã dồi dào để phục vụ cho nhu cầu nuôi của bà con. “Việc phát triển nóng loại thủy sản này một ngày gần thôi sản phẩm sẽ cung vượt cầu, sẽ khiến giá cá giảm sút” - anh Điền thông tin.
Theo anh Điền, trước thực trạng trên, ngành chức năng cần tạo đòn bẫy để sản phẩm không phải quanh quẩn trong thị trường nội địa, có thể mở rộng ra thị trường ngoài nước.
Tuy nhiên, để kết hợp đồng bộ với yếu tố phát triển thị trường anh Trương Văn Điền mong muốn sự hỗ trợ của ngành chức năng trong việc bảo tồn nguồn giống cá lăng nha, bảo đảm tính di truyền không bị thoái hóa cũng như gìn giữ nguồn gen, từ đó phát triển loài cá này một cách bền vững hơn...
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển ĐBSCL bởi thời gian nuôi ngắn, giá bán cao, thu lời nhiều... TTCT được nhiều nơi ùn ùn thả nuôi trong vụ tôm năm 2014.

Tôm mới xuống đồng chưa lâu đã bị chết trên diện rộng. Nhiều giải pháp được triển khai nhưng chưa mấy hiệu quả; nguyên nhân chính được cho là vẫn từ chất lượng con giống.

Giá cá sấu sống đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, khoảng 230.000 đồng/kg, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cao, người nuôi đang có lợi nhưng cũng cảnh báo nhiều hệ lụy khi Trung Quốc đang là thị trường chính tiêu thụ mặt hàng này.

Trong thời gian qua, trên địa bàn H.Chư Sê xuất hiện một số cá nhân thu gom rễ tiêu, lén lút bán cho thương lái Trung Quốc. Khu vực này là vùng chuyên canh hồ tiêu lớn nhất tỉnh Gia Lai nên nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt trộm rễ tiêu để bán.

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Krông Nô thì vụ mùa năm 2014, địa phương sẽ gieo trồng trên 47.500 ha cây trồng các loại, phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực hơn 104.000 tấn (bao gồm lúa 16.000 tấn, ngô 87.595 tấn).