Chọn hàng Việt dự trữ mùa mưa bão

Ra đảo Lý Sơn hay lên các huyện miền núi Quảng Ngãi trong thời điểm này nơi nào cũng thấy sự chủ động dự trữ hàng hóa phục vụ nhân dân trong mùa mưa bão.
Tại cảng Sa Kỳ, những ngày biển lặng, hàng hóa tập kết dày đặc khu vực cảng. Các mặt hàng đa dạng như thực phẩm chế biến sẵn, lương thực, hóa mỹ phẩm, thậm chí cả tôn, sắt thép, xi măng... tập kết tại đây như một khu chợ thu nhỏ.
Hàng hóa tập kết về đảo Lý Sơn trước mùa mưa bão.
Ở đảo Lý Sơn có một đặc trưng hơi khác biệt khi các đại lý hay cửa hàng kinh doanh thường không trực tiếp vào đất liền mua hàng mà kê số lượng, chủng loại hàng hóa rồi thông qua những người chuyên làm dịch vụ mua giúp, vận chuyển ra đảo.
Việc trả công cho người mua hộ hàng tính theo giá trị hàng hóa. Thông thường thì cứ 1 triệu đồng tiền hàng thì người mua hộ được trả công từ 30.000 - 50.000đồng
. Chị Dương Thị Thanh, thôn Tây, xã An Vĩnh - một trong những người chuyên mua hàng cho các tiểu thương ở đảo Lý Sơn cho biết: “Lượng hàng các tiểu thương Lý Sơn mua ở thời điểm này tăng gấp đôi so với cách đây vài tháng.
Họ sợ mưa bão không có tàu ra vào để lấy hàng. Hàng hóa mà các tiểu thương nhập về bán hầu hết là hàng Việt Nam có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng”.
Miền núi dự trữ cả vật liệu xây dựng
Ngoài các mặt hàng tiêu dùng được chủ động dự trữ, hiện nay các đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng ở miền núi, hải đảo cũng tập trung nhập hàng về để đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu sửa chữa nhà ở, công trình khi có sự cố mưa bão gây hư hỏng.
Các sản phẩm tôn, sắt, xi măng của doanh nghiệp trong nước là lựa chọn ưu tiên hàng đầu để dự trữ.
Anh Hứa Hồng Minh, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng Hồng Minh ở thị trấn Di Lăng (Sơn Hà) cho biết: “Hàng của Việt Nam sản xuất giá mềm, đa dạng mẫu mã phù hợp với tâm lý người tiêu dùng miền núi.
Các mặt hàng ngoại nhập khi nào có đơn đặt hàng chúng tôi mới mua về cung ứng” Việc dự trữ lương thực ở đảo Lý Sơn nhiều năm nay ngoài dự trữ của huyện, xã còn có Công ty CP Lương thực Quảng Ngãi tham gia.
Với kho hàng sức chứa lên đến hàng trăm tấn, Công ty đã có thể đáp ứng tất cả nhu cầu gạo trong mọi tình huống mưa bão, gây cô lập cho hơn 22.000 dân trên đảo.
Tại các huyện miền núi, ngoài sự chủ động dự trữ của các tiểu thương kinh doanh cố định trong chợ, quầy, sạp, cửa hàng còn có sự tham gia cung ứng hàng hóa của các “chợ di động”.
Đặc biệt, trong tháng 10 này, có một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ như Siêu thị Co.op Mart Sài Gòn – Quảng Ngãi, Trung tâm thương mại Ông Bố còn tổ chức nhiều chuyến “Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi” phục vụ người dân nơi đây.
Mục đích là tạo điều kiện cho người dân mua sắm hàng có chất lượng, đúng giá, đồng thời tìm kiếm cơ hội xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
Thông qua những phiên chợ này, người dân vùng cao đã mua sắm hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm dự trữ cho gia đình đảm bảo đủ ăn dài ngày nếu có mưa bão gây chia cắt, cô lập.
Thị trường mùa mưa bão có thể xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa.
Vì vậy, tư thương dễ lợi dụng đẩy giá lên cao, gây khó khăn cho người tiêu dùng nếu không được dự trữ đầy đủ, kịp thời.
Đây cũng là thời điểm thường xảy ra tình trạng lợi dụng sức mua thị trường tăng cao để tuồn hàng kém phẩm chất, hàng giả vào tiêu thụ.
Vì thế, rất cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, đảm bảo sự ổn định của thị trường mùa mưa bão.
Có thể bạn quan tâm

Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 30 tháng 01 năm 2015 - Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Spotlight chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản suất thức ăn chăn nuôi. Nhà máy tọạ lạc trên diện tích 3 ha tại KCN Cái Mép, xã Tân Phước, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tổng công suất nhà máy là 150.000 tấn/năm. Trong đó, thức ăn chăn nuôi 100.000 tấn/năm và thức ăn thuỷ sản là 50.000 tấn/năm. Với tổng chi phí đầu tư khoảng 12.5 triệu USD, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong năm 2016.

Sáu giờ, nhiều ngư dân vội vã chèo thúng chai vào bờ để kịp giao những con tôm hùm trắng còn búng tanh tách cho thương lái để bán lại cho các bè ươm nuôi tôm hùm thương phẩm. Cảnh mua bán nhộn nhịp diễn ra ngay trên bờ biển. Thương lái nhẹ nhàng đếm từng con tôm hùm trắng và trả tiền ngay cho ngư dân.

Theo Tổng cục Thủy sản, ước tổng sản lượng thủy sản tháng 1/2015 đạt 413.000 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 225.000 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng nuôi trồng tháng 1 đạt 188.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Năm 2013, giá cá tra tụt dốc thảm hại, doanh nghiệp thu mua cá thấp hơn giá thành sản xuất khiến nhiều hộ thua lỗ, treo ao, nợ ngân hàng bạc tỉ. Mặc dù, từ giữa năm 2014, giá cá tra bắt đầu phục hồi, tăng từ 21.000 - 24.000 đồng nhưng số lượng hộ và diện tích, ao nuôi cũng chưa được cải thiện.

Để khắc phục những tồn tại đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP”giai đoạn 2014 - 2016 nhằm hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.