Chọn Giống Thanh Long

Đối với cây trồng hay vật nuôi nào cũng vậy, giống là yếu tố ban đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm thu được sau này.
Do đó, trong lúc dịch xảy ra càng nhiều thì ngành nông nghiệp càng có nhiều khuyến cáo và yêu cầu nông dân phải chọn giống tốt. Nó như một yếu tố tất yếu không bàn cãi.
Đối với cây thanh long đang trong tiến trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap thì con giống cũng là yếu tô quan trọng cần đảm bảo:
Chọn giống có nguồn gốc rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Giống tự sản xuất phải có hồ sơ ghi chép đầy đủ quá trình xử lý: tên người xử lý, mục đích xử lý, hom giống, thời gian và thuốc BVTV sử dụng….
Giống không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ : tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân, thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại….
Cành được chọn giâm phải là cánh tốt, khỏe
Cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế sâu bệnh
Tuổi cành 12-24 tháng
Chiều dài cành tốt nhất từ 40-50cm
Cành khỏe mạnh, có màu xanh đậm, không nhiễm bệnh
Các mắt trên cành có gai phải tốt
Khi giâm cành phải chọn nơi thoáng mát có thời gian trước đó 20-30 ngày trước khi trồng.
Có thể bạn quan tâm

Trồng thanh long 'kiểng' làm sao vừa đẹp vừa cho quả sai không hề đơn giản đòi hỏi phải có kiến thức cũng như con mắt nghệ thuật tạo dáng

Để mang lại năng suất cao, chất lượng tốt khi trồng thanh long, người nông dân cần lưu ý lựa chọn kỹ càng loại phân bón và giống cây tùy theo điều kiện khí hậu

Do nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới không đảm bảo cộng với việc bón vôi vào gốc thanh long quá nhiều làm cho gốc thanh long quá nóng nên tuột rễ, gây chết khô

Dù phải chăm sóc một ha thanh long một mình nhưng ông Nguyễn Văn Rỡ vẫn đảm bảo quy trình trồng, thu hoạch theo tiêu chuẩn VietGAP.

Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch thanh long theo hướng an toàn không khó, nhưng phải tốn công chăm sóc và đầu tư cơ sở vật chất ban đầu