Chọn 3 cá thể cây chôm chôm tại Bà Rịa - Vũng Tàu để nhân giống

Xác định đây là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế, ngành nông nghiệp có định hướng khuyến khích người dân đầu tư phát triển để từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
Theo Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ đến năm 2020 của Bộ NN-PTNT, BR-VT có 5 cây chủ lực ưu tiên phát triển, trong đó có cây chôm chôm với diện tích khoảng 500ha. Việc lựa chọn, xây dựng quy hoạch phát triển cây chôm chôm trên địa bàn tỉnh sẽ là cơ sở để người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất trong tương lai. Các giống chôm chôm đang trồng hiện nay chủ yếu là Rongrien, Java và chôm chôm nhãn, đây là những giống đã được Bộ NN-PTNT công nhận.
Hiện nay Trung tâm Cây ăn quả miền Đông Nam bộ đang tập trung nghiên cứu, bình tuyển lựa chọn cây đầu dòng có chất lượng tốt nhất phục vụ sản xuất. Trong tổng số 36 cá thể chôm chôm được lựa chọn ở khu vực Nam bộ có nhiều ưu điểm nổi trội như năng suất cao, chất lượng tốt, thì BR-VT có 3 cá thể được lựa chọn thuộc xã Xà Bang (huyện Châu Đức). Đây là cơ hội để người dân trong vùng có được những giống chôm chôm tốt phục vụ sản xuất, khi những cá thể này chính thức được cấp có thẩm quyền công nhận.
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân 2012, hợp tác xã nông nghiệp thôn Ngô Cương (xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình) đã triển khai gieo trồng 21 mẫu bí đỏ siêu cao sản (siêu hạt).

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ vốn được xem là thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam. Nhưng theo số liệu tính đến ngày 15/4/2012 của VASEP thì đến thời điểm này thế mạnh thứ ba ấy chưa thật sự phát huy.

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).