Chọn 3 cá thể cây chôm chôm tại Bà Rịa - Vũng Tàu để nhân giống

Xác định đây là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế, ngành nông nghiệp có định hướng khuyến khích người dân đầu tư phát triển để từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
Theo Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ đến năm 2020 của Bộ NN-PTNT, BR-VT có 5 cây chủ lực ưu tiên phát triển, trong đó có cây chôm chôm với diện tích khoảng 500ha. Việc lựa chọn, xây dựng quy hoạch phát triển cây chôm chôm trên địa bàn tỉnh sẽ là cơ sở để người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất trong tương lai. Các giống chôm chôm đang trồng hiện nay chủ yếu là Rongrien, Java và chôm chôm nhãn, đây là những giống đã được Bộ NN-PTNT công nhận.
Hiện nay Trung tâm Cây ăn quả miền Đông Nam bộ đang tập trung nghiên cứu, bình tuyển lựa chọn cây đầu dòng có chất lượng tốt nhất phục vụ sản xuất. Trong tổng số 36 cá thể chôm chôm được lựa chọn ở khu vực Nam bộ có nhiều ưu điểm nổi trội như năng suất cao, chất lượng tốt, thì BR-VT có 3 cá thể được lựa chọn thuộc xã Xà Bang (huyện Châu Đức). Đây là cơ hội để người dân trong vùng có được những giống chôm chôm tốt phục vụ sản xuất, khi những cá thể này chính thức được cấp có thẩm quyền công nhận.
Có thể bạn quan tâm

Trận mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa kéo dài từ ngày 13 - 14/8 gây ngập úng hơn 75ha lúa mùa tại các xã: Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng, Xá Nhè. Mưa lũ làm 80m kênh của công trình thủy lợi xã Tủa Thàng bị nước cuốn trôi; một số điểm tuyến đường Mường Báng - Xá Nhè bị ách tắc cục bộ. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, huyện Tủa Chùa chỉ đạo đơn vị chức năng cử cán bộ kịp thời xuống địa bàn kiểm tra, thống kê thiệt hại, động viên nhân dân ổn định sản xuất; đảm bảo giao thông trên các tuyến bị ách tắc cục bộ. Ước tính, từ đầu tháng 8 tới nay, mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa gây thiệt hại hơn 993 triệu đồng.

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…

Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.

Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).