Chôm Chôm Nghịch Vụ Giá Cao Kỷ Lục

Hiện tại, chôm chôm Java nghịch vụ đang được các thương lái thu mua tại vườn với giá tới 30.000 đ/kg.
Ông Võ Văn Ba, ấp Bình Hòa 2, xã Bình Hòa Phước (Long Hồ, Vĩnh Long) đang thu hoạch 4.000 m2 chôm chôm vụ nghịch cho biết: Chôm chôm vụ nghịch năng suất chỉ bằng 1/3 vụ thuận nhưng bù lại được giá rất cao. Hiện tại, chôm chôm Java nghịch vụ đang được các thương lái thu mua tại vườn với giá 30.000 đ/kg.
Ước tổng sản lượng 4.000 m2 thu hoạch vụ nghịch này chỉ khoảng 3 tấn, với giá bán hiện tại sau khi trừ chi phí thu về lãi khoảng 70 triệu đồng.
Trồng chôm chôm ứng dụng được KHKT cho cây ra trái nghịch vụ tuy năng suất thấp hơn chính vụ nhưng lợi nhuận mang lại luôn cao hơn chính vụ và cây vẫn đảm bảo xanh tốt. Còn nhà vườn nào trồng chôm chôm đường cho ra trái nghịch vụ thu hoạch ngay lúc này thắng lớn vì có giá từ 41.000 - 42.500 đ/kg, cao gấp 3 lần vụ thuận.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Từ ngày 1.2, các vùng nuôi tôm trên cát ở các xã Cát Hải (thôn Tân Thắng), Cát Khánh (thôn An Quang Đông) thuộc huyện Phù Cát (Bình Định); các xã Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức (khu vực Xóm Mới), Mỹ Thành (phía đông đường Hưng Lạc - Vĩnh Lợi) thuộc huyện Phù Mỹ bắt đầu thả tôm nuôi vụ 1.2015.

Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tôm sú lại là loài mẫn cảm với thời tiết nên hiệu quả sản xuất giảm dần. Từ năm 2006 trở lại đây, một số đối tượng nuôi mới được đưa vào khảo nghiệm, trong đó cá bống bớp đã dần khẳng định giá trị, tính phù hợp và được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Đặc biệt mô hình nuôi cá bống bớp thả xen tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.

Kể từ ngày 10/02/2015, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phải thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTN.

Theo Thông tư, việc thực hiện điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu thực tế phải dựa trên những nguyên tắc: Trình độ và điều kiện sản xuất; Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất thực tế của các cơ sở nuôi cá tra;

Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 2014 (theo gia hiện hành) của tỉnh là 42.261 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2013. Trong đó riêng trong lĩnh vực thủy sản chiếm 35,37% giá trị toàn ngành với tổng diện tích thả nuôi là 68.400 ha, đạt 100,6% kế hoạch trong đó tôm nước lợ là 53.096 ha.