Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cholimex Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Công Nghệ Cao Ở Cần Giờ

Cholimex Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Công Nghệ Cao Ở Cần Giờ
Ngày đăng: 22/04/2012

Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) sẽ đầu tư 45 tỉ đồng để phát triển dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao tại Cần Giờ, TPHCM.

Ông Huỳnh An Trung, Phó tổng giám đốc Cholimex, cho biết như trên sau buổi làm việc với UBND TPHCM về dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao ở Cần Giờ, TPHCM chiều ngày 18-4.

Theo ông Trung, ban đầu dự án sẽ được nuôi thử nghiệm trên diện tích 1,2 héc ta. Sau đó, công ty sẽ chuyển giao quy trình nuôi cho người dân nuôi tôm ở Cần Giờ. Tổng nguồn vốn đầu tư là 45 tỉ đồng.

Ông Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và Kinh tế ứng dụng (IIB), đơn vị tư vấn và thẩm định dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao của Cholimex, cho biết công nghệ nuôi tôm thẻ công nghệ cao tại Cần Giờ đã được Tổng cục thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cấp phép, còn IIB thẩm định chi phí đầu tư, chi phí ứng dụng so với các nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay với công nghệ cao mà Cholimex sẽ áp dụng.

Theo ông Hiển, công nghệ nuôi tôm thẻ này sẽ không sử dụng nhiều hóa chất để xử lý nguồn nước, dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng nước cho tôm nuôi ở mật độ cao (nuôi thâm canh) nên chi phí bỏ ra trên một mét vuông mặt nước thấp hơn. “Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng của Cholimex có chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng về lâu dài thì lại rẻ hơn cách nuôi hiện tại”, ông Hiển nói.

Theo ông Trịnh Biên, chuyên viên Phòng Thủy sản thuộc Sở NN&PTNT TPHCM, trước đây, toàn huyện Cần Giờ chỉ có khoảng 800 héc ta nuôi tôm thẻ chân trắng (tương đương 13,3% diện tích) nhưng do năm qua dịch bệnh trên tôm sú bùng phát mạnh nên năm nay người nuôi tôm Cần Giờ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. “Hiện Cần Giờ có khoảng 6.000 héc ta nuôi tôm, trong đó, tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 90% diện tích, còn 10% là nuôi tôm sú”, ông Biên cho biết.

Sở dĩ có sự chuyển đổi diện tích nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng lớn như vậy, theo ông Biên, là do năng suất nuôi tôm sú tại Cần Giờ là 3,5 tấn/héc ta, trong khi, năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng là 8 tấn/héc ta, nhưng thời gian nuôi lại ngắn hơn cũng như ít bệnh hơn.

Có thể bạn quan tâm

Giá Cá Tra Tiếp Tục Giảm Mạnh Giá Cá Tra Tiếp Tục Giảm Mạnh

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện giá cá tra tại các tỉnh ĐBSCL tiếp tục giảm mạnh xuống dưới 20.000 đồng/kg, giảm từ 7.000 đến 7.500 đồng so với tháng 1.

25/04/2012
Đến Năm 2020, Vẫn Giữ 3,8 Triệu Héc Ta Đất Lúa Đến Năm 2020, Vẫn Giữ 3,8 Triệu Héc Ta Đất Lúa

Trả lời phỏng vấn trong chuyên mục “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” trên VTV vào tối 24/6, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, dù các địa phương có phương án lấy đất để thực hiện các dự án phi nông nghiệp, Nhà nước vẫn cố gắng bảo vệ quỹ đất lúa, bảo đảm đến năm 2020, nước ta vẫn giữ được 3,8 triệu héc ta đất lúa.

26/06/2012
Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Cỏ Ngọt Có... Ngọt Ngào ? Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Cỏ Ngọt Có... Ngọt Ngào ?

Cỏ ngọt là gì ? Lợi nhuận khi trồng ra sao? Đầu ra có bền vững không, hay chỉ để bán giống như một số cây trồng vật nuôi từng một thời "tạo sóng" ?

26/04/2012
Thu Lợi Từ Trồng Tre Chắn Sóng Thu Lợi Từ Trồng Tre Chắn Sóng

Việc làm của những người trồng, chăm sóc, bảo vệ hàng tre chắn sóng tuy bình dị nhưng rất quan trọng vì bờ đê an toàn hơn nhờ những hàng tre này.

23/07/2012
Dịch Lợn Tai Xanh Lây Lan Trên Diện Rộng Dịch Lợn Tai Xanh Lây Lan Trên Diện Rộng

Hai tuần qua, cả nước tiếp tục ghi nhận thêm 3 tỉnh, thành xuất hiện dịch tai xanh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội.

27/06/2012