Chơi Cây Cho Tiền Tỷ, Biệt Thự Lộng Lẫy

Nhìn ngôi biệt thự đẹp lộng lẫy nằm giữa thôn Khúc, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, Hưng Yên của anh Đỗ Văn Sỹ, ai cũng thán phục.
Bởi cách đây hơn 10 năm, anh vẫn là hộ "ăn bữa sáng, lo bữa tối", ấy thế mà chỉ vài năm bén duyên với cây cảnh, lan, anh đã phất lên như diều gặp gió.
Anh Sỹ cho hay, năm 1996, lúc đó tôi có gần chục cây cảnh gồm sanh, lộc vừng, duối… Năm đó, một anh bạn ở Hải Dương đến chơi, thấy cây đẹp cứ gạ mua mãi. Nể quá, tôi bảo anh thích thì lấy về mà chơi, đưa bao nhiêu cũng được. Hôm sau, anh đến chở và đưa tôi 15 triệu đồng. Cứ thế, hết người này lại người khác đến gạ mua, dần dần thấy chơi cây cảnh có lãi, tôi chuyển sang trồng và kinh doanh cây cảnh".
Năm 1998, anh Sỹ đã chuyển 5 sào ruộng của gia đình sang trồng sanh, lộc vừng phôi. Ngoài ra, anh còn đi khắp nơi để tìm mua những cây sanh, đa, lộc vừng về uốn nắn tạo dáng. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm, hầu hết các cây anh mua về đều không có giá trị, do sai thế, có cây anh lỗ tới vài chục triệu đồng.
Không nản, anh tìm về đất cây cảnh Nam Trực (Nam Định) học hỏi nghề, rất may anh được một người bạn nhiệt tình giúp đỡ. "Chơi cây phải theo mốt, theo dáng, ví như có thời gian cây lộc vừng đắt như vàng, nhưng bây giờ thì sanh lại lên ngôi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cây có thế đẹp, độc, càng để lâu càng có giá. Hiện tôi có hơn mẫu cây cảnh các loại, trong đó có khoảng 400 gốc có giá trị mỗi cây từ 15 triệu đến 1 tỷ đồng/cây" - anh Sỹ cho biết.
Năm 2006, anh "nhảy" sang trồng lan, hiện anh có khoảng 3.000 giỏ lan, trung bình 100 ngàn đồng, đến 30 triệu đồng/giỏ, gồm lan tai trâu, hồ điệp, phi điệp, địa lan… "Mỗi năm tôi bán, trao đổi khoảng 80 cây cảnh, trừ chi phí lãi khoảng 1 tỷ đồng và bán khoảng 1.000 giỏ lan, lãi từ 200 - 250 triệu đồng. Điều tôi vui nhất là có tiền nuôi con cái ăn học trưởng thành"-anh Sỹ tiết lộ.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (gọi tắt là EEU) đã được Thủ tướng 5 nước thành viên ký kết ngày 29-5-2015. Theo các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra, EEU sẽ mở đường cho cá tra của tỉnh vào thị trường các nước này ngày một nhiều hơn.

Sau 3 năm thực hiện, dự án “Chăn nuôi bò thịt bán chăn thả trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” do kỹ sư Hồ Văn Sơn, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phụng Hiệp, làm chủ nhiệm đã mang lại nhiều kết quả đáng kể. Tham gia dự án, từ 64 con bò giống, các hộ chăn nuôi đã cung cấp cho thị trường 144 con bò thịt thương phẩm và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác từ mô hình này.

Xuất phát từ Chương trình khuyến lâm, khoảng 10 năm trước, Chi cục Kiểm lâm An Giang khởi xướng cách làm này và mô hình trở nên quen thuộc với cư dân vùng Bảy Núi, trong đó anh Đỗ Văn Tài (đồi 3 núi Phú Cường, xã An Nông) là người tiêu biểu, thực hiện hiệu quả mô hình nuôi nai dưới tán rừng.

Thực hiện Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNN về việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm Beta- Aginist tại các cơ sở chăn nuôi năm 2015, Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu, thức ăn hỗn hợp được sử dụng, kiểm tra tồn dư các chất cấm thuộc nhóm Beta-Aginist tại các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.

Ngày 1-7, Cục Thú y cho biết: Trong sáu tháng đầu năm 2015, có 48 lô gà giống bố mẹ của 11 Công ty nhập khẩu vào vùng Đông Nam Bộ để nuôi làm giống (từ 11 đến 35 nghìn con/mỗi lô).