Cho Vay Nông Nghiệp Cuộc Đua Mới Của Các Ngân Hàng Thương Mại

Cho vay nông nghiệp nông thôn hiện là cuộc chạy đua mới của các ngân hàng thương mại. Sự chuyển hướng này không chỉ làm theo định hướng chính sách, mà chính tình trạng nghẽn đầu ra cho tín dụng buộc các ngân hàng phải tự khơi thông dòng chảy mới cho các khoản vay.
Mặc dù nhiều ngân hàng đã cho vay nông nghiệp từ lâu nhưng thực sự coi đây là một ưu tiên chiến lược cho dòng chảy tín dụng cũng chỉ mới bắt đầu từ giữa năm nay.
Ông Lê Thành Trung, Phó TGĐ Ngân hàng HD Bank cho biết: “Tăng trưởng tín dụng chưa được mạnh, nông nghiệp nông thôn chính là cánh cửa để ngân hàng có thể phát triển tín dụng. Và điều quan trọng hơn nữa là tín dụng nông nghiệp nông thôn hiệu quả và an toàn hơn. Mức chi phí có thể cao hơn so với các dự án BĐS hoặc các dự án thương mại ở các đô thị”.
Chính các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng đang tìm mọi cách đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp.
“Có rất nhiều cách chúng tôi triển khai để đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp. Mới đây, chúng tôi thành lập một nhóm chỉ tập trung khai thác khách làm nông nghiệp. Việc thành lập này do chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của khách hàng nông nghiệp” - Ông Tareq Muhmood, TGĐ Ngân hàng ANZ cho biết.
Theo NHNN, tỷ trọng tín dụng nông nghiệp hiện nay đang nhích lên trên 20% tổng quy mô tín dụng toàn hệ thống. Tuy nhiên phần lớn dư nợ lại đang dành cho doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu nông thủy sản. Ví dụ, tại Sacombank, với tốc độ tăng trưởng tín dụng được khoảng 1-2% tổng dư nợ mỗi năm thì số tiền cho vay trực tiếp người nông dân, hộ nông nghiệp hiện vào khoảng 7%.
Các ngân hàng cổ phần cho biết, hiện nay đang ưu tiên giải ngân cho các khoản vay có quy mô từ 50 triệu đồng trở lên. Lý do bởi địa bàn nông nghiệp rộng nên chi phí cho các khoản vay đặc biệt là khâu thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo là khá lớn. Và với những khoản vay nhỏ hơn, ngân hàng khó có thể có lãi nên các ngân hàng dù đang mở rộng cho vay nông nghiệp thì không phải tất cả các hộ nông dân đều có thể gõ cửa ngân hang.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 10/2014, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 528 triệu USD, nâng giá trị xuất khẩu trong cả 10 tháng đầu năm đạt 4,98 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk R’lấp thì hiện nay, toàn huyện có gần 16.500 ha cà phê; trong đó, có gần 30% diện tích vườn cây trồng bằng giống kém chất lượng, suy giảm năng suất và nhiều vườn cây già cỗi, cần phải chuyển đổi dần để tái canh hàng năm.

Theo đó, gia đình chị được hỗ trợ 50 con gà giống đã tiêm vắc xin phòng bệnh và 50% thức ăn tinh, đồng thời được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, cách phòng chống dịch bệnh. Sau gần 4 tháng nuôi, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng trung bình mỗi con đạt từ 2 kg trở lên.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đến nay, tổng diện tích lúa, ngô hàng hóa thực hiện được trên 62 nghìn ha, sản lượng đạt trên 207 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập gần 420 tỷ đồng. Bên cạnh giá trị kinh tế, việc sản xuất lúa, ngô hàng hóa đã và đang tạo sự thay đổi lớn về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và người nông dân.

Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Phụng Hiệp luôn tích cực triển khai các phong trào thi đua, vận động hội viên tham gia hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động... qua đây, góp phần không nhỏ giúp địa phương thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đề ra.