Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cho Vay Nông Nghiệp Cuộc Đua Mới Của Các Ngân Hàng Thương Mại

Cho Vay Nông Nghiệp Cuộc Đua Mới Của Các Ngân Hàng Thương Mại
Ngày đăng: 25/07/2014

Cho vay nông nghiệp nông thôn hiện là cuộc chạy đua mới của các ngân hàng thương mại. Sự chuyển hướng này không chỉ làm theo định hướng chính sách, mà chính tình trạng nghẽn đầu ra cho tín dụng buộc các ngân hàng phải tự khơi thông dòng chảy mới cho các khoản vay.

Mặc dù nhiều ngân hàng đã cho vay nông nghiệp từ lâu nhưng thực sự coi đây là một ưu tiên chiến lược cho dòng chảy tín dụng cũng chỉ mới bắt đầu từ giữa năm nay.

Ông Lê Thành Trung, Phó TGĐ Ngân hàng HD Bank cho biết: “Tăng trưởng tín dụng chưa được mạnh, nông nghiệp nông thôn chính là cánh cửa để ngân hàng có thể phát triển tín dụng. Và điều quan trọng hơn nữa là tín dụng nông nghiệp nông thôn hiệu quả và an toàn hơn. Mức chi phí có thể cao hơn so với các dự án BĐS hoặc các dự án thương mại ở các đô thị”.

Chính các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng đang tìm mọi cách đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp.

“Có rất nhiều cách chúng tôi triển khai để đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp. Mới đây, chúng tôi thành lập một nhóm chỉ tập trung khai thác khách làm nông nghiệp. Việc thành lập này do chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của khách hàng nông nghiệp” - Ông Tareq Muhmood, TGĐ Ngân hàng ANZ cho biết.

Theo NHNN, tỷ trọng tín dụng nông nghiệp hiện nay đang nhích lên trên 20% tổng quy mô tín dụng toàn hệ thống. Tuy nhiên phần lớn dư nợ lại đang dành cho doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu nông thủy sản. Ví dụ, tại Sacombank, với tốc độ tăng trưởng tín dụng được khoảng 1-2% tổng dư nợ mỗi năm thì số tiền cho vay trực tiếp người nông dân, hộ nông nghiệp hiện vào khoảng 7%.

Các ngân hàng cổ phần cho biết, hiện nay đang ưu tiên giải ngân cho các khoản vay có quy mô từ 50 triệu đồng trở lên. Lý do bởi địa bàn nông nghiệp rộng nên chi phí cho các khoản vay đặc biệt là khâu thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo là khá lớn. Và với những khoản vay nhỏ hơn, ngân hàng khó có thể có lãi nên các ngân hàng dù đang mở rộng cho vay nông nghiệp thì không phải tất cả các hộ nông dân đều có thể gõ cửa ngân hang.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Làm Khuyến Nông Nông Dân Làm Khuyến Nông

Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.

03/12/2014
Mùa Măng Núi Cấm Mùa Măng Núi Cấm

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.

11/07/2014
Hững Hờ Với Cây Trồng Tỷ Đô Hững Hờ Với Cây Trồng Tỷ Đô

Một nông dân ở Tây Nguyên đã từng nhìn vài hecta Mắc ca của mình, nói: “4 năm nữa là tôi có thể đi máy bay ra thăm Hà Nội đấy”. Người nông dân này hoàn toàn có thể đi máy bay ra Hà Nội khi cây Mắc ca được trồng theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao… Tuy nhiên, hiện cây trồng này chưa thực sự nhận được sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng.

11/07/2014
Nâng Cao Chất Lượng Rừng Trồng Nâng Cao Chất Lượng Rừng Trồng

Cấp chứng chỉ bền vững (chứng chỉ FSC) cho rừng trồng là một chứng nhận về mặt kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho bản thân chủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thấy rõ lợi ích này, nhiều hộ nông dân đã tự nguyện tham gia nhóm hộ trồng rừng thực hiện chứng chỉ FSC. Trồng rừng nguyên liệu gắn với việc cấp chứng chỉ rừng nâng cao chất lượng là một hướng đi đúng của lâm nghiệp Quảng Trị.

03/12/2014
Ồ Ạt Trồng, Tiêu Chết Trụi Ồ Ạt Trồng, Tiêu Chết Trụi

Mấy năm nay, rải rác khắp các xã trong huyện Chư Pưh (Gia Lai), diện tích tiêu chết xuất hiện ngày càng nhiều, dù đây là khu vực đất trồng tiêu tốt nhất vùng. Tính trên địa bàn Tây Nguyên, hàng nghìn hộ trồng tiêu cũng gặp tình cảnh tương tự.

11/07/2014