Cho Vay Nông Nghiệp Cuộc Đua Mới Của Các Ngân Hàng Thương Mại

Cho vay nông nghiệp nông thôn hiện là cuộc chạy đua mới của các ngân hàng thương mại. Sự chuyển hướng này không chỉ làm theo định hướng chính sách, mà chính tình trạng nghẽn đầu ra cho tín dụng buộc các ngân hàng phải tự khơi thông dòng chảy mới cho các khoản vay.
Mặc dù nhiều ngân hàng đã cho vay nông nghiệp từ lâu nhưng thực sự coi đây là một ưu tiên chiến lược cho dòng chảy tín dụng cũng chỉ mới bắt đầu từ giữa năm nay.
Ông Lê Thành Trung, Phó TGĐ Ngân hàng HD Bank cho biết: “Tăng trưởng tín dụng chưa được mạnh, nông nghiệp nông thôn chính là cánh cửa để ngân hàng có thể phát triển tín dụng. Và điều quan trọng hơn nữa là tín dụng nông nghiệp nông thôn hiệu quả và an toàn hơn. Mức chi phí có thể cao hơn so với các dự án BĐS hoặc các dự án thương mại ở các đô thị”.
Chính các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng đang tìm mọi cách đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp.
“Có rất nhiều cách chúng tôi triển khai để đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp. Mới đây, chúng tôi thành lập một nhóm chỉ tập trung khai thác khách làm nông nghiệp. Việc thành lập này do chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của khách hàng nông nghiệp” - Ông Tareq Muhmood, TGĐ Ngân hàng ANZ cho biết.
Theo NHNN, tỷ trọng tín dụng nông nghiệp hiện nay đang nhích lên trên 20% tổng quy mô tín dụng toàn hệ thống. Tuy nhiên phần lớn dư nợ lại đang dành cho doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu nông thủy sản. Ví dụ, tại Sacombank, với tốc độ tăng trưởng tín dụng được khoảng 1-2% tổng dư nợ mỗi năm thì số tiền cho vay trực tiếp người nông dân, hộ nông nghiệp hiện vào khoảng 7%.
Các ngân hàng cổ phần cho biết, hiện nay đang ưu tiên giải ngân cho các khoản vay có quy mô từ 50 triệu đồng trở lên. Lý do bởi địa bàn nông nghiệp rộng nên chi phí cho các khoản vay đặc biệt là khâu thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo là khá lớn. Và với những khoản vay nhỏ hơn, ngân hàng khó có thể có lãi nên các ngân hàng dù đang mở rộng cho vay nông nghiệp thì không phải tất cả các hộ nông dân đều có thể gõ cửa ngân hang.
Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cây trồng đang là một yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra để đáp ứng nhu cầu trong nước và nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu

Hiện nay, huyện Cái Nước có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.

Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục điều kiện sản xuất, nâng thu nhập cho người dân TĐC Huổi Lực, xã Mường Báng, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã triển khai mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng ngô lai LVN10.

Từ nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh Bắc Kạn năm 2013, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên đất dốc với giống nhãn chín muộn HTM.

Bằng nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã thực hiện thành công mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn cho 60 hộ nghèo của 2 thôn Pú Ôn và Nà Áng (xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa).