Cho Thuê Đất Bãi Sông Hồng Để Trồng Cỏ Nuôi Bò

UBND TP Hà Nội vừa đồng ý về chủ trương giao cho Công ty Cổ phần sữa Hà Nội thực hiện dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi lạch sông Hồng, thuộc thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven sông Hồng thuộc thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thuộc nhóm dự án có điều kiện, do khu đất nằm hoàn toàn trong vùng thoát lũ phải tuân thủ nghiêm Luật Đê điều; quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết trên từng tuyến sông có đê; quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
Theo đó, UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các sở, ngành liên quan hướng dẫn Công ty Cổ phần sữa Hà Nội hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình UBND thành phố phê duyệt; Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất thời hạn thuê đất để thực hiện dự án. Riêng đối với lạch nước sông Hồng, cho phép Công ty Cổ phần sữa Hà Nội được khai thác, sử dụng nước để phục vụ sản xuất trồng cỏ trong khu vực dự án.
UBND thành phố cũng giao Công ty cổ phần sữa Hà Nội tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo, hoàn chỉnh dự án, tính toán phương án, báo cáo rõ phương thức đầu tư, hiệu quả làm cơ sở nhân rộng mô hình trên các vùng đất bãi theo quy hoạch để nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi chồn mướp của ông Nguyễn Văn Đấu ở ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mỗi năm thu lãi trên 250 triệu đồng từ tiền bán chồn thịt và chồn mướp con.

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Hớn Quản (Bình Phước), tính đến tháng 4-2015, trên địa bàn huyện có đàn trâu 1.819 con, tập trung ở 11/13 xã.

Ông Ngô Trường Quế không khó khăn để đưa gần 30kg rau bồ ngót bằng xe máy đến số 44 Đặng Văn Ngữ, nơi đóng “bản doanh” của Cửa hàng Nông sản Hòa Vang, bên hông chợ.

Cao su và hồ tiêu là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao mang lại thu nhập cho người sản xuất, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Hiểu được nỗi khổ của người dân với điệp khúc “được mùa mất giá”, Hợp tác xã (HTX) Phước Hưng xã Tiến Hưng (Đồng Xoài - Bình Phước) đã liên kết với người trồng điều để trồng theo tiêu chuẩn của Tổ chức FLO (Tổ chức nhãn hiệu thương mại công bằng quốc tế).