Chợ phiên nông sản đạt doanh số cao gấp đôi năm trước

Theo Ban tổ chức, doanh thu của gian hàng thấp nhất là 10 triệu đồng, gian hàng cao nhất là 2,8 tỉ đồng. Các đơn vị tham gia phiên chợ cũng được ký kết được 10 hợp đồng, trị giá hơn 1 tỷ đồng.
“Đây là con số rất đáng khích lệ tại phiên chợ năm nay,” ông Nguyễn Văn Chủ, Giám đốc trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân TPHCM, Trưởng Ban tổ chức Chợ phiên, cho biết.
Cũng theo ông Chủ, so với Chợ phiên lần 2 năm 2014, số lượng các nhà vườn, hội viên đăng ký tham gia vượt ngoài dự kiến, mẫu mã sản phẩm cũng đẹp và đa dạng hơn.
Chợ phiên 2015 có sự tham gia của 161 gian hàng trên tổng số 194 gian đăng ký (vì khuôn viên hạn chế), trong đó TPHCM có 83 gian (chiếm 51,6%). Phiên chợ thu hút hơn 10.000 lượt khách đến tham quan và mua sắm.
Phiên chợ nông sản lần 3 với chủ đề “Sản phẩm nông nghiệp đô thị Thành phố với chất lượng và giá trị cao” do Hội Nông dân TPHCM và Sở Công thương TPHCM tổ chức từ ngày 1 đến ngày 4-10 tại Công viên Làng hoa Gò Vấp, nhằm hỗ trợ nông dân có điều kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đô thị đến người tiêu dùng; tạo điều kiện để nông dân nắm bắt, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá trị cao.
Tham gia chợ phiên lần này chủ yếu là những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, các hợp tác xã, các làng nghề truyền thống, trang trại doanh nghiệp đến từ miền Trung, miền Đông và Tây Nam bộ.
Tại Lễ bế mạc, Ban tổ chức cũng trao bằng khen cho các đơn các đơn vị đạt giải Hội thi Hoa lan và Bonsai đẹp.
Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đề cập đến các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên các vùng biển xa, cho biết: Đến nay, cả nước có gần 6.200 tàu cá đăng ký và được phê duyệt đủ điều kiện hoạt động trên các vùng biển xa.

Chiều 8-6, theo Viện Lúa ĐBSCL, nông dân các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, TP Cần Thơ… đang bắt đầu thu hoạch lúa hè thu sớm. Năm nay thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên nông dân giảm được khá nhiều về chi phí đầu tư, đồng thời tăng được năng suất lúa. Theo dự kiến, với khoảng 1,7 triệu ha lúa hè thu năm 2014, toàn vùng ĐBSCL sẽ thu về từ 7- 8 triệu tấn lúa.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, Việt Nam là nước XK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 vào Hàn Quốc.

Xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) là nơi có mô hình trồng lúa chất lượng cao an toàn đầu tiên trong cả nước đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vào năm 2008. Để đạt được kết quả này, nông dân trong xã đã kiên trì thực hiện qua nhiều năm với nhiều nội dung: IPM, “Cánh đồng sạch và xanh”, Chương trình “3 giảm 3 tăng”, dự án “Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn” tiến tới mô hình lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề nuôi gián đất, nhưng khi triển khai đã bị yêu cầu tiêu hủy.