Chợ phiên nông sản đạt doanh số cao gấp đôi năm trước

Theo Ban tổ chức, doanh thu của gian hàng thấp nhất là 10 triệu đồng, gian hàng cao nhất là 2,8 tỉ đồng. Các đơn vị tham gia phiên chợ cũng được ký kết được 10 hợp đồng, trị giá hơn 1 tỷ đồng.
“Đây là con số rất đáng khích lệ tại phiên chợ năm nay,” ông Nguyễn Văn Chủ, Giám đốc trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân TPHCM, Trưởng Ban tổ chức Chợ phiên, cho biết.
Cũng theo ông Chủ, so với Chợ phiên lần 2 năm 2014, số lượng các nhà vườn, hội viên đăng ký tham gia vượt ngoài dự kiến, mẫu mã sản phẩm cũng đẹp và đa dạng hơn.
Chợ phiên 2015 có sự tham gia của 161 gian hàng trên tổng số 194 gian đăng ký (vì khuôn viên hạn chế), trong đó TPHCM có 83 gian (chiếm 51,6%). Phiên chợ thu hút hơn 10.000 lượt khách đến tham quan và mua sắm.
Phiên chợ nông sản lần 3 với chủ đề “Sản phẩm nông nghiệp đô thị Thành phố với chất lượng và giá trị cao” do Hội Nông dân TPHCM và Sở Công thương TPHCM tổ chức từ ngày 1 đến ngày 4-10 tại Công viên Làng hoa Gò Vấp, nhằm hỗ trợ nông dân có điều kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đô thị đến người tiêu dùng; tạo điều kiện để nông dân nắm bắt, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá trị cao.
Tham gia chợ phiên lần này chủ yếu là những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, các hợp tác xã, các làng nghề truyền thống, trang trại doanh nghiệp đến từ miền Trung, miền Đông và Tây Nam bộ.
Tại Lễ bế mạc, Ban tổ chức cũng trao bằng khen cho các đơn các đơn vị đạt giải Hội thi Hoa lan và Bonsai đẹp.
Có thể bạn quan tâm

Đó là cách làm giàu của chị Vũ Thị Oanh ở tổ dân phố số 2, phường Quyết Tiến (thị xã Lai Châu). Trên diện tích hơn 5.000 m2, từ trồng rau gia vị, trừ mọi chi phí, mỗi năm chị thu được hơn 200 triệu đồng.

Sáng 1-4, tại phía trên đập thủy điện Sơn La, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phối hợp với tỉnh Sơn La và Công ty Thủy điện Sơn La tổ chức lễ thả cá giống xuống hồ thủy điện Sơn La.

Sau 6 tháng triển khai, đến nay, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ở xã Lộc Nga (Lâm Đồng), được thực hiện tại 15 hộ với số lượng 60 kg cá giống, do Trung tâm Nông nghiệp thành phố Bảo Lộc đã triển khai, đã đem lại hiệu quả khá cao.

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa hoàn thành năm đầu tiên triển khai mô hình cải tạo mới cà phê theo hướng sản xuất bền vững ở Lâm Hà. Với 70 hộ tham gia mô hình sản xuất trên diện tích 30 ha cà phê catimor (chè) trong thời kỳ kinh doanh từ 4 - 10 năm tuổi, đã tăng thêm năng suất cà phê nhân trung bình mỗi ha trên dưới 2 tạ.

Được xem là loài thực phẩm được ưa chuộng nên việc nuôi kỳ đà thương phẩm ngày càng phổ biến rộng rãi và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mô hình nuôi kỳ đà đã được triển khai thành công ở nhiều tỉnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình...