Cho phép nhập thịt bò Pháp đạt yêu cầu vào thị trường Việt Nam

Động thái này được cho là bước đi tích cực nhằm thực hiện các nội dung đã đạt được sự nhất trí tại Đối thoại kinh tế cấp cao Việt-Pháp thường niên diễn ra ngày 15/4 tại Hà Nội. Việc nhập khẩu cũng là bước giải quyết các rào cản về trao đổi thương mại và những vấn đề trong việc tiếp cận thị trường giữa hai nước.
Ngoài vấn đề nhập khẩu thịt bò, tại cuộc đối thoại, phía Pháp cũng tiếp tục đề nghị Việt Nam dỡ bỏ các rào cản trong việc nhập khẩu táo Pháp vào Việt Nam. Vấn đề này sẽ tiếp tục được xem xét trong thời gian tới.
Đối thoại kinh tế cấp cao Việt-Pháp lần thứ ba vừa qua nhằm đánh giá các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ song phương và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác đồng thời triển khai cụ thể hợp tác kinh tế trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược mà Việt Nam và Pháp đã ký kết nhân chuyến thăm chính thức Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 9/2013.
Tại phiên họp này, hai bên nhất trí tinh thần phát triển trao đổi thương mại trong khuôn khổ công bằng và minh bạch. Về vấn đề này, Việt Nam đề nghị Pháp thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) sớm phê chuẩn Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam-EU và ủng hộ việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) trong năm 2015./.
Có thể bạn quan tâm

Do vậy, ông Nam đề nghị, Nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ quan phải đồng lòng, có liên kết nhiều và chủ động hơn trong việc có thêm nguồn tư liệu và những hình ảnh truyền thông mạnh mẽ hơn thông qua những bạn hàng, đối tác để đưa những thông điệp trung thực, chất lượng đến với người tiêu dùng.

Trong đó có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (69ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC, 2 cơ sở sản xuất giống cá tra được chứng nhận GlobalGAP (diện tích 6,3 ha), 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (8,4ha) được chứng nhận VietGAP, và 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Ao nuôi nên có vị trí thuận lợi cho việc cấp và thoát nước, vị trí ao nuôi phải có điện và gần đường giao thông để thuận tiện cho việc vận chuyển con giống, thức ăn và sản phẩm tôm. Ao nuôi nên có diện tích từ 2.000 - 4.000 m2, hình chữ nhật, chiều dài gấp 1,5 - 2 lần chiều rộng để thuận tiện cho việc chăm sóc.

Chuỗi liên kết dọc cá tra-Tafishco chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2014, đến nay đã có 5/8 hộ liên kết và vùng nuôi Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn An Giang, với tổng số tiền giải ngân là 138 tỷ 300 triệu đồng, đạt 58,92% tổng hạn mức được duyệt. Trong đó, diện tích thả nuôi là 30ha, và đã thu hoạch được 3.185ha, đạt 33,17% so với kế hoạch.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị định số 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành hàng cá tra. Qua đó, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.