Cho phép nhập thịt bò Pháp đạt yêu cầu vào thị trường Việt Nam

Động thái này được cho là bước đi tích cực nhằm thực hiện các nội dung đã đạt được sự nhất trí tại Đối thoại kinh tế cấp cao Việt-Pháp thường niên diễn ra ngày 15/4 tại Hà Nội. Việc nhập khẩu cũng là bước giải quyết các rào cản về trao đổi thương mại và những vấn đề trong việc tiếp cận thị trường giữa hai nước.
Ngoài vấn đề nhập khẩu thịt bò, tại cuộc đối thoại, phía Pháp cũng tiếp tục đề nghị Việt Nam dỡ bỏ các rào cản trong việc nhập khẩu táo Pháp vào Việt Nam. Vấn đề này sẽ tiếp tục được xem xét trong thời gian tới.
Đối thoại kinh tế cấp cao Việt-Pháp lần thứ ba vừa qua nhằm đánh giá các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ song phương và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác đồng thời triển khai cụ thể hợp tác kinh tế trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược mà Việt Nam và Pháp đã ký kết nhân chuyến thăm chính thức Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 9/2013.
Tại phiên họp này, hai bên nhất trí tinh thần phát triển trao đổi thương mại trong khuôn khổ công bằng và minh bạch. Về vấn đề này, Việt Nam đề nghị Pháp thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) sớm phê chuẩn Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam-EU và ủng hộ việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) trong năm 2015./.
Có thể bạn quan tâm

Theo tổng hợp từ Sở NN&PTNT, đợt nắng hạn gay gắt vừa qua đã làm trên 2.260 ha chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%; gần 850 ha chè coi như “xóa sổ” hoàn toàn. Tại các vùng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người dân và chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp “cứu chè”.

Là loại cây ăn quả dễ trồng, phù hợp với trình độ thâm canh của đồng bào miền núi, với thị trường sẵn có, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) dự định sẽ phát triển giống dứa Cayenne (thơm Tây) nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.

Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản vừa cấp phép cho trái xoài Đồng Nai xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn để xoài Đồng Nai thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện “cần và đủ” về tiêu chuẩn, ngoài ra còn phụ thuộc rất lớn quá trình sản xuất của nông dân.

Tính đến đầu tháng 7, có 24 nghìn tấn vải thiều đã được xuất khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai tới thị trường Trung Quốc, đạt giá trị (theo khai báo hải quan) 10,8 triệu USD. Trong đó, sản lượng vải thiều xuất khẩu chính ngạch chiếm ưu thế với 20.100 tấn.

Hiện nay, nông dân ở Đắc Lắc đang bước vào vụ thu hoạch bơ nên các hoạt động mua bán bơ diễn ra tấp nập tại các địa phương trong tỉnh. Năm nay, bơ được mùa lại được giá nên người trồng bơ hết sức phấn khởi.