Cho Phép Khai Thác Một Số Loài Hải Đặc Sản Tại Vùng Biển Bình Thuận

Theo thông báo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận, kể từ ngày 1/8/2014 đến hết ngày 31/3/2015, các tổ chức cá nhân được khai thác các loài hải đặc sản bằng nghề lặn gồm: Sò lông, Điệp quạt, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.
Khi khai thác các loài hải đặc sản trên bằng nghề lặn, chủ thuyền phải được Chi cục Thủy sản cấp giấy phép lặn hải đặc sản và bảo đảm đầy đủ các điều kiện quy định về hành nghề lặn. Nghiêm cấm lặn bắt các loài hải đặc sản nhỏ hơn kích thước tối thiểu được phép khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cụ thể:
Điệp quạt: Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác là 60mm
Sò lông: Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác là 55mm
Dòm nâu: Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác là 120mm
Bàn mai: Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác là 150mm
Nghêu lụa: Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác là 55mm
Có thể bạn quan tâm

Hơn 20 năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để khai hoang vùng đất chua, mặn Tứ giác Long Xuyên, giờ Sáu Đức đã có số vốn đất lận lưng thuộc hàng “khủng” nhất nước.

Tùy theo điều kiện chủ động rút nước hay chờ nước rút, bà con nông dân ĐBSCL thường xuống giống vụ đông xuân trong tháng 11 và 12.

Trong vòng 3 năm từ 2013-2016, bà con nhận bò nuôi sẽ phải hoàn trả vốn bằng tiền như giá trị ban đầu vay mua bò (22 triệu đồng/cặp) để dự án tiếp tục phân bổ cho hộ nghèo các địa phương khác. Mục tiêu của dự án là đến 2016 có từ 60 - 70% hộ nghèo sẽ thoát nghèo bền vững.

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đà Nẵng, nhưng "thầy giáo trẻ" lại chọn con đường mở trang trại chăn nuôi và làm giàu từ đàn gà, vịt...

Đó là thành quả mà ông Lê Xuân Long, thôn Ngọc Liên, xã Kim An, Thanh Oai, T.P Hà Nội gặt hái được sau hơn 10 năm trồng cam Canh, bưởi Diễn.