Cho phép khai thác một số loài hải đặc sản

Khi khai thác các loài hải đặc sản nêu trên bằng nghề lặn, chủ thuyền phải được Chi cục Thủy sản cấp giấy phép lặn hải đặc sản và bảo đảm đầy đủ các điều kiện quy định về hành nghề lặn. Đồng thời, nghiêm cấm lặn bắt các loài hải đặc sản nhỏ hơn kích thước tối thiểu được phép khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể, điệp quạt có chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác là 60 mm; sò lông 55 mm; dòm nâu 120 mm, bàn mai 150 mm; nghêu lụa 55 mm...
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Thủy sản phổ biến để các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản biết, thực hiện; phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh; Phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thị xã, thành phố ven biển tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích trồng cây thanh long đang phát triển với tốc độ nhanh, tự phát, không theo quy hoạch, đã làm phát sinh nhiều bất cập trong tổ chức, quản lý điều hành, chỉ đạo sản xuất, gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ đất trồng lúa và các loại cây trồng đặc sản truyền thống khác. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kiên quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường...

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ nhiều chương trình xây dựng thực phẩm sạch nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nuôi tôm hùm lồng trên biển ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, cần phải có sự quản lý và quy hoạch một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi có giá trị kinh tế cao này hướng đến sự phát triển một cách bền vững.

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng của tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.