Chợ Mới tăng cường diệt trừ sâu ong hại cây mỡ

Theo báo cáo của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới, ngay trong tháng 2 trên địa bàn đã xuất hiện sâu ong trưởng thành vũ hóa và đẻ trứng, sâu ong lứa 1 nở và sẽ gây hại mạnh, ăn trụi lá diện tích rừng mỡ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Tại xã Mai Lạp và Thanh Mai, có tới 33 ha diện tích bị nhiễm sâu ong, với mật độ phổ biến 200 con/cây, cao 300 con/cây, cá biệt 750 con/cây. Còn tại xã Hòa Mục mật độ phổ biến 12 con/m2, cao 30 con/m2, cá biệt 45 con/m2, diện tích có nhộng 0,1 ha. Hiện nay bà con xã Hòa Mục đã áp dụng biện pháp thủ công thu nhộng và sâu đem tiêu hủy.
Nhằm hạn chế tối đa diện tích sâu ong hại cây mỡ, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới đã chủ động tham mưu cho UBND huyện triển khai phương án tuyên truyền, phòng trừ sâu ong gây hại cây mỡ trên địa bàn các xã ngay từ khi xuất hiện sâu ong như: phát quang tán rừng, xới đất diệt nhộng, treo bẫy vàng, thu trứng và sâu non, phun thuốc khi sâu nở rộ và rắc thuốc sau khi sâu chuẩn bị hóa nhộng.
Năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu ong gây hại mỡ tại tỉnh Bắc Kạn”, trong đó có thử nghiệm bẫy vàng để diệt sâu ong trưởng thành tại huyện Chợ Mới. Qua thực tế cho thấy, các biện pháp phòng trừ sâu ong đã triển khai trong thời gian qua đều có kết quả, diệt trừ, tuy nhiên không thể diệt trừ triệt để, sâu vẫn phát triển nhanh.
Có thể nói, việc phòng trừ sâu ong hiện vẫn còn nhiều khó khăn do chưa có biện pháp diệt trừ dứt điểm, sâu ong diễn biễn phức tạp, lây lan nhanh. Chính vì vậy, huyện Chợ Mới đã và đang quyết liệt trong công tác chỉ đạo các xã tổ chức cho người dân tiến hành các biện pháp diệt trừ nhằm hạn chế sự lây ra diện rộng phá hủy rừng trồng.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ý kiến của ông Trần Duy Thanh- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam.

Trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KH-CN) giai đoạn 2015 - 2020, Quảng Nam tập trung phát triển hai sản phẩm đặc trưng là sâm Ngọc Linh và ô tô, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu cơ sở hạ tầng, dự án lớn, món vay nhỏ, địa bàn rộng, chính sách nông nghiệp bất cập lẫn việc có quá nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở thị trường nông nghiệp, nông thôn nên lượng vốn tín dụng đầu tư vào khu vực này vẫn không đạt như ý muốn của giới ngân hàng.

Bà Nguyễn Thị Vân - Trưởng phòng Kinh tế TP.Hội An cho biết, để làm sản phẩm lưu niệm thu hút du lịch tại đảo Cù Lao Chàm, TP.Hội An đang triển khai và vận động người dân cùng các lực lượng trên đảo tiến hành trồng, chăm sóc, bảo vệ cây ngô đồng - loại cây đặc hữu trên đảo.

Việc thu mua cau tươi đang diễn ra ồ ạt khắp địa phương trên địa bàn tỉnh. Cau tươi được giá đã đem lại niềm vui lớn cho cả nông hộ lẫn chủ cơ sở chế biến.