Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chợ Mới tăng cường diệt trừ sâu ong hại cây mỡ

Chợ Mới tăng cường diệt trừ sâu ong hại cây mỡ
Ngày đăng: 04/05/2015

Theo báo cáo của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới, ngay trong tháng 2 trên địa bàn đã xuất hiện sâu ong trưởng thành vũ hóa và đẻ trứng, sâu ong lứa 1 nở và sẽ gây hại mạnh, ăn trụi lá diện tích rừng mỡ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.

Tại xã Mai Lạp và Thanh Mai, có tới 33 ha diện tích bị nhiễm sâu ong, với mật độ phổ biến 200 con/cây, cao 300 con/cây, cá biệt 750 con/cây. Còn tại xã Hòa Mục mật độ phổ biến 12 con/m2, cao 30 con/m2, cá biệt 45 con/m2, diện tích có nhộng 0,1 ha. Hiện nay bà con xã Hòa Mục đã áp dụng biện pháp thủ công thu nhộng và sâu đem tiêu hủy.

 

Nhằm hạn chế tối đa diện tích sâu ong hại cây mỡ, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới đã chủ động tham mưu cho UBND huyện triển khai phương án tuyên truyền, phòng trừ sâu ong gây hại cây mỡ trên địa bàn các xã ngay từ khi xuất hiện sâu ong như: phát quang tán rừng, xới đất diệt nhộng, treo bẫy vàng, thu trứng và sâu non, phun thuốc khi sâu nở rộ và rắc thuốc sau khi sâu chuẩn bị hóa nhộng.

Năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu ong gây hại mỡ tại tỉnh Bắc Kạn”, trong đó có thử nghiệm bẫy vàng để diệt sâu ong trưởng thành tại huyện Chợ Mới. Qua thực tế cho thấy, các biện pháp phòng trừ sâu ong đã triển khai trong thời gian qua đều có kết quả, diệt trừ, tuy nhiên không thể diệt trừ triệt để, sâu vẫn phát triển nhanh.

Có thể nói, việc phòng trừ sâu ong hiện vẫn còn nhiều khó khăn do chưa có biện pháp diệt trừ dứt điểm, sâu ong diễn biễn phức tạp, lây lan nhanh. Chính vì vậy, huyện Chợ Mới đã và đang quyết liệt trong công tác chỉ đạo các xã tổ chức cho người dân tiến hành các biện pháp diệt trừ nhằm hạn chế sự lây ra diện rộng phá hủy rừng trồng.


Có thể bạn quan tâm

Có Ý Đồ Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Có Ý Đồ Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Bởi thế, không lạ gì khi có hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước (trong đó có Đài Loan) chọn Lâm Đồng làm “đất sống” để kinh doanh cây chè. Song, gần đây, một vài thông tin từ các phương tiện truyền thông Đài Loan cho rằng vùng chè Lâm Đồng được trồng trên đất nhiễm chất độc dioxin do Mỹ rải xuống trong thời chiến tranh khiến cho hàng loạt doanh nghiệp trà của Lâm Đồng điêu đứng.

21/11/2014
Hội Thi Thợ Thu Hoạch Mủ Cao Su Giỏi Hội Thi Thợ Thu Hoạch Mủ Cao Su Giỏi

Đây là hoạt động thường niên của Binh đoàn 15, nhằm tìm ra và vinh danh những cá nhân, tập thể xuất sắc trong việc thu hoạch mủ cao su. Đặc biệt là tạo điều kiện cho công nhân các đơn vị được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó có kiến thức, kỹ năng tốt để khai thác mủ cao su ở vườn cây của đơn vị mình.

21/11/2014
Lỗ Hổng Thanh Tra Xử Lý Phân Bón Lỗ Hổng Thanh Tra Xử Lý Phân Bón

Ngày 27/11/2014, Thông tư 29/2014/TT-BCT của Bộ Công thương hướng dẫn thi hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón sẽ chính thức có hiệu lực.

21/11/2014
Thị Trường Phân Bón Dồi Dào Thị Trường Phân Bón Dồi Dào

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp Bình Định, trong vụ ĐX 2014-2015, toàn tỉnh sẽ sản xuất 47.156 ha lúa, 16.230 ha hoa màu các loại… với nhu cầu khoảng 35.000 tấn phân bón các loại, như urê, NPK, lân, kali, DAP… Thời điểm này, giá phân bón đang giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

21/11/2014
An Giang Chế Biến Cá Tra Giảm Trong 10 Tháng Đầu Năm Nay An Giang Chế Biến Cá Tra Giảm Trong 10 Tháng Đầu Năm Nay

Do người nuôi cá tra bị lỗ kéo dài nên ngừng nuôi, đã ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ thức ăn thuỷ sản cũng bị giảm sút đáng kể. Ước tháng 10/2014 thức ăn thuỷ sản đạt 2,7 ngàn tấn, tăng 1,92% so tháng trước và bằng 82,23% so cùng kỳ, cộng dồn 10 tháng năm 2014 đạt hơn 32,5 ngàn tấn, bằng 87,72% so cùng kỳ;

21/11/2014