Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chợ Mới (An Giang) Triển Khai Dự Án Chăn Nuôi Bò Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Chợ Mới (An Giang) Triển Khai Dự Án Chăn Nuôi Bò Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Ngày đăng: 12/05/2014

Những năm qua với mô hình mẫu 2B bắp – bò phát triển hiệu quả ở một số địa phương trên địa bàn, huyện Chợ Mới (An Giang) đã xác định chăn nuôi bò là tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế địa phương, do vậy trong năm 2013 Sở khoa học và công nghệ tỉnh, đã chọn huyện Chợ Mới là mô hình điểm triển khai dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, mô hình đã đem lại những tín hiệu phấn khởi đối với người dân trực tiếp tham gia dự án.

Dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao được Sở Khoa học Công nghệ tỉnh triển khai thí điểm tại huyện Chợ Mới từ tháng 6 năm 2013. Có 7 xã trên địa bàn huyện tham gia mô hình điểm là: Kiến An, An Thạnh Trung, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Long Điền A, Hội An và Mỹ An.

Hình thức gieo tinh bằng cách chọn giống bò địa phương phối với tinh nhân tạo nhập từ các nước như:Úc, Canada, Ý…sau đó cho ra thế hệ bò lai có năng suất cao, chất lượng thịt tốt…. Đến nay, toàn huyện đã gieo tinh được 14 con và tình hình phát triển rất tốt.

Theo đánh giá của ngành thú y huyện, tuy triển khai bước đầu, nhưng kết q ủa tỷ lệ gieo tinh đạt 60% là khá thành công. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục gieo tinh thêm 60 con. Đây sẽ là nguồn giống có ý nghĩa rất lớn đối với nhu cầu chăn nuôi bò thịt và sinh sản hiện nay trên địa bàn huyện Chợ Mới.

Huyện Chợ Mới có tổng đàn bò trên 21.000 con, trong những năm qua từ mô hình trồng bắp nuôi bò ở các xã như: Mỹ An, Hội An, An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân đã đem lại hiệu qủa kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Điều này cho thấy, việc triển khai dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải thiện chất lượng, năng suất đàn bò và hiệu qủa kinh tế cho người chăn nuôi; đồng thời tạo ra giống bò mới đặc thù, không phải lệ thuộc giống bò ở Campuchia và Bến Tre như hiện nay.

Đây cũng nội dung của Nghị quyết 09 về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của Tỉnh ủy, được Huyện ủy Chợ Mới đẩy mạnh thực hiện trong thời gian gần đây.


Có thể bạn quan tâm

Giúp người chăn nuôi bò sữa vượt khó Giúp người chăn nuôi bò sữa vượt khó

Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội vừa tổ chức buổi đối thoại, tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi bò sữa cho người dân xã Yên Bài, huyện Ba Vì.

04/10/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi gà thịt J-Dabaco tại Đắk Glong Đắk Nông Hiệu quả từ mô hình nuôi gà thịt J-Dabaco tại Đắk Glong Đắk Nông

Năm 2015, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Glong (Đắk Nông) triển khai mô hình nuôi gà thịt J-Dabaco cho 4 hộ dân trên địa bàn với quy mô trên 1.000 con, kinh phí hơn 37 triệu đồng.

04/10/2015
Giám sát chặt dịch bệnh trên đàn vật nuôi Giám sát chặt dịch bệnh trên đàn vật nuôi

UBND TP Hà Nội vừa có công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh động vật và quản lý Nhà nước về chăn nuôi.

04/10/2015
Sả được giá, nông dân Tiền Giang phấn khởi Sả được giá, nông dân Tiền Giang phấn khởi

Hiện nay, tại vùng chuyên canh cây sả huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), thương lái đang thu mua sả với giá cao, nông dân hưởng lợi lớn, nhiều hộ khấm khá nên bà con rất phấn khởi.

04/10/2015
Hướng đến phát triển hồ tiêu bền vững Hướng đến phát triển hồ tiêu bền vững

Đắk Song (Đắk Nông) là vùng trồng hồ tiêu trọng điểm của tỉnh với diện tích hiện nay lên đến 10.000 ha. Việc phát triển theo hướng bền vững là hướng đi đang được địa phương triển khai thực hiện nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu Đắk Song.

04/10/2015